Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/04/2014 - 14:34
(Thanh tra) - Chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 37 địa phương về việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KN, TC) phức tạp, tồn đọng, kéo dài, ngày 22/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Thanh tra Chính phủ (TTCP), các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức đối thoại dân chủ, công khai; vận dụng đồng bộ các giải pháp để giải quyết dứt điểm vụ việc có lý, có tình. Trường hợp người KN gặp khó khăn, cần xem xét, có biện pháp hỗ trợ để ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên
Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để KN, TC phức tạp
Báo cáo của TTCP cho thấy, thời gian qua, các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC tồn đọng, phức tạp kéo dài, tuy nhiên tình hình vẫn diễn biến phức tạp.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, tuy KN, TC trong phạm vi cả nước giảm về số lượt người, số đoàn đông người, nhưng công dân đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng, Nhà nước tăng cả về lượt người, số vụ việc, số đoàn đông người với diễn biến rất phức tạp, gay gắt.
Liên quan đến 528 KN, TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài, TTCP đã hướng dẫn các bộ, ngành chủ động, nghiêm túc thực hiện, hiện chỉ còn 47 vụ việc chưa giải quyết xong. Tuy nhiên, dù đã được các cơ quan có thẩm quyên giải quyết thấu tình, đạt lý nhưng công dân vẫn không chấp nhận, liên tục khiếu kiện, một số có hành vi quá khích, thậm chí đe dọa hành hung cán bộ Trụ sở.
“Dự báo tình hình KN, TC của công dân sẽ tăng và tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó tại một số địa phương tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng nếu như không được tập trung giải quyết một cách chủ động, quyết liệt, làm rõ trách nhiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn và người dân cũng sẽ không đồng tình”, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh.
TTCP đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo dõi, nắm chắc tình hình KN, TC và chủ động, kịp thời giải quyết ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng, nhất là thời điểm diễn ra hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) và kỳ họp thứ 7 Quốc hội (khóa XIII).
UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương phải tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Tăng cường đối thoại với công dân để giải quyết các vụ việc phức tạp, hướng dẫn và giải thích pháp luật cho người KN. Chú trọng chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực áp dụng biện pháp hòa giải cùng với việc giải thích, vận động công dân chấp hành pháp luật.
Theo TTCP, Chủ tịch UBND tỉnh, TP phải trực tiếp tiếp công dân và chỉ đạo giải quyết các vụ việc KN, TC đông người và có tính chất bức xúc, phức tạp; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình hình KN, TC nghiêm trọng, phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực Thủ đô Hà Nội trong thời gian Trung ương và Quốc hội họp....
Tăng cường tiếp dân, đối thoại ngay tại cơ sở
Đại diện tỉnh An Giang nêu, tỉnh có nhiều đoàn đông người kéo lên Trung ương, nguyên nhân là do thay đổi chính sách về đất đai; quản lý Nhà nước của các huyện, thị chưa công khai, minh bạch; trình tự, thủ tục thu hồi đất không đúng. “Chúng tôi sẽ vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, kết hợp với các chính sách an sinh xã hội về nhà ở, việc làm để tập trung giải quyết dứt điểm... Sau khi đã giải quyết với tất cả các giải pháp đề nghị Chính phủ cương quyết chấm dứt những trường hợp cố tình trây ì”.
Cũng đề nghị sớm có “hành lang pháp lý” để xử lý những trường hợp trây ì, kích động, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, dù các bộ, ngành, TP đã tập trung giải quyết và giải quyết hết thẩm quyền, nhưng một số hộ dân ở Dương Nội vẫn tiếp tục KN phức tạp, trong đó có những mong muốn vượt khỏi quy định của Luật.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh, nội dung KN, TC chủ yếu liên quan đến đất đai. Nhưng không phải chủ yếu do chính sách bất cập mà còn do thực hiện. Trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhiều nơi không công khai, minh bạch, không dân chủ, không bàn với dân. Chỉ đến khi có KN, TC mới ngồi lại đề…bàn.
Dẫn chứng thực tế “đền bù một chút nhưng bán lại thì giá rất cao, như thu hồi đất nông nghiệp đền bù có 200 nghìn/m2, doanh nghiệp đổ vài xe cát bán hơn triệu, khiến người dân thấy thiệt thòi”, Thứ trưởng cho rằng, các địa phương cần phải điều hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp; tăng cường đối thoại lắng nghe ý kiến của người dân, công khai, minh bạch; đồng thời tăng phối hợp với sác cấp, ngành trong công tác giải quyết KN, TC.
Đến tháng 6 phải giải quyết xong 47 vụ tồn đọng
“Một số đồng chí lãnh đạo địa phương chưa thật sự vào cuộc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc giải quyết KN, TC; việc tổ chức đối thoại hình thức; chưa mạnh dạn sửa sai, nhất là vụ việc liên quan đến người tiền nhiệm, chưa quan tâm đúng mức đến quyền lợi chính đáng của người dân, thậm chí có nơi còn thành kiến đối với những người khiếu kiện kéo dài”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, tổ chức đối thoại, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện đông người, gay gắt, kéo dài; phối hợp với TTCP, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Trung ương có biện pháp phù hợp, không để công dân tập trung khiếu kiện đông người trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ 7 của Quốc hội và hội nghị Trung ương 9 sắp tới.
Trong trường hợp cần thiết, TTCP thành lập ngay Đoàn Kiểm tra, cùng với UBND các tỉnh, TP tổ chức tiếp dân, đối thoại tại địa phương, bàn biện pháp giải quyết, không để công dân lưu lại dài ngày ở Thủ đô Hà Nội, gây phức tạp về an ninh trật tự.
Quá trình giải quyết phải kiểm tra, làm rõ nội dung vụ việc, nguyên nhân phát sinh KN, nguyên nhân khiếu kiện kéo dài; xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý, thực tế của vụ việc. Đặc biệt phải tổ chức đối thoại dân chủ, công khai, huy động cả hệ thống chính trị tham gia giải quyết; vận dụng đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hành chính, pháp luật, kinh tế để giải quyết dứt điểm vụ việc có lý, có tình.
Đối với những trường hợp người KN gặp khó khăn, chính quyền cần xem xét vận dụng chính sách xã hội, có biện pháp hỗ trợ người dân để ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng lưu ý, đối với một số dự án đầu tư có liên quan quyền lợi của nhiều người dân như việc cải tạo, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, xây dựng nghĩa trang, xử lý rác thải…chính quyền cần làm tốt công tác tuyên truyền, đối thoại công khai, dân chủ và phải được sự đồng thuận của đại đa số người dân, không để phát sinh khiếu kiện đông người.
Đối với các vụ việc vụ việc KN, TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài, Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, không để kéo dài, nhất là đối với những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng 47 vụ việc còn lại chưa giải quyết phải tập trung giải quyết từ nay đến tháng 6/2014 cho xong. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, không thống nhất biện pháp giải quyết thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành triển khai 13 cuộc thanh tra; trong đó, triển khai trong kỳ 8 cuộc, kỳ trước chuyển sang 5 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 10.528,038 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 48 tổ chức, 65 cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC