Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 17/07/2013 - 13:27
(Thanh tra) - Tổng Thanh tra Huỳnh Phong nhấn mạnh, các vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật thì điểm dừng là thông báo chấm dứt. Thanh tra Chính phủ sẽ làm việc với các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan để chấm dứt tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng.
Các đại biểu tham dự hội nghị ở đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Thảo Nguyên
Còn né tránh, chưa mạnh dạn điều chỉnh, sửa sai
Thực hiện Kế hoạch 1130, phần lớn các bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ về việc rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Nhiều bức xúc trong nhân dân đã được giải tỏa, nhiều vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Tuy nhiên, một số địa phương vẫn chưa chủ động, có trường hợp thiếu tích cực hoặc chờ đợi cơ quan cấp trên; tiến độ giải quyết các vụ việc còn chậm. Có địa phương thể hiện thái độ ăn thua với người dân khiếu kiện. Khi phát hiện sai sót trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa mạnh dạn điều chỉnh, sửa sai.
Một số trường hợp có điều chỉnh về quyền lợi về vật chất hoặc hỗ trợ về vật chất cho người khiếu nại nhưng chậm được thực hiện, mới chỉ dừng lại ở việc ra quyết định giải quyết. Có trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện kiểm tra không đúng phương án đã thống nhất với các bộ, ngành Trung ương hoặc thay đổi phương án với nhiều lý do khác nhau.
Việc thực hiện quy trình kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài ở nhiều địa phương chưa thống nhất, chưa đầy đủ hoặc còn hình thức như: Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, tố cáo; công khai thông báo, quyết định giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân phát sinh khó khăn, vướng mắc là do hồ sơ, tài liệu các vụ tồn đọng bị thất lạc hoặc không đủ để làm căn cứ xem xét, giải quyết.
Một số cơ chế, chính sách chưa bảo đảm được sự hài hòa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế với công bằng và an sinh xã hội nên người dân không đồng thuận vẫn tiếp tục khiếu nại. Các chính sách về bồi thường khi thu hồi đất ban hành sau đã bảo đảm tốt hơn về quyền lợi cho người dân nhưng người bị thu hồi đất trước đây có tâm lý bị thiệt thòi và phát sinh khiếu nại.
Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo chưa quyết liệt, khi gặp khó khăn thì ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Hơn nữa, nhận thức pháp luật của công dân còn hạn chế hoặc do bị kẻ xấu kích động nên mặc dù vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình nhưng vẫn còn tiếp tục khiếu nại.
Phải đối thoại với người dân
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm ngày 16/7, nhiều đại biểu đồng tình với nhận định của Thanh tra Chính phủ.
Ông Phạm Văn Ca, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết, các vụ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh chủ yếu liên quan đến đất đai, môi trường và việc thực hiện các chính sách, chiếm đến 90%. Nhưng, các quy định pháp luật hiện hành có nhiều bất cập, khó áp dụng.
Ông Ca cũng bày tỏ những khó khăn khi giải quyết những vụ khiếu kiện đông người, cố tình gây rối cũng như xử lý những người cố tình khiếu nại, tố cáo sai. “Luật có quy định, nhưng áp dụng chế tài xử lý như thế nào. Chúng tôi còn lúng túng”, ông Ca nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh cho rằng, luật quy định rồi nhưng việc thực hiện rất mờ nhạt nên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các cơ quan Trung ương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo để thực hiện hiệu quả hơn; cũng như có biện pháp xử lý những người cố tình khiếu nại, tố cáo sai.
Ông Tỉnh cho biết, luật quy định phải đối thoại nhưng đa số các cuộc đối thoại không thành công, đối tượng khiếu nại, tố cáo thường không đồng ý ký biên bản đối thoại. Khi không đồng ý với thông báo kết quả rà soát, người khiếu nại lại tố cáo người giải quyết tố cáo.
“Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo không có điểm dừng. Chúng ta phải xử lý như thế nào? nên chăng cần phải có sự thống nhất trong hệ thống chính trị để chấm dứt. Thanh tra Chính phủ cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn về mô hình hoạt động của cơ quan tiếp công dân để khắc phục tình trạng đối thoại ít thành công như hiện nay”, ông Tỉnh đề nghị.
Đồng ý kiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm nhận định, việc rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130 điều tồn tại lâu nhất hiện nay là không có điểm dừng giải quyết.
Ghi nhận ý kiến của các địa phương, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong nhấn mạnh, các vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật thì điểm dừng chính là thông báo chấm dứt. Trên thực tế, có một số trường hợp cơ quan Trung ương chuyển đơn lòng vòng, chồng chéo, Thanh tra Chính phủ sẽ làm việc với các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để chấm dứt tình trạng này.
Theo Tổng Thanh tra, luật quy định phải đối thoại khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thì phải đối thoại nếu không thực hiện thì vi phạm trình tự, thủ tục. Các địa phương cần chủ động tìm phương án để tổ chức đối thoại hiệu quả. Về mô hình tiếp công dân, khi Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua sẽ quy định thống nhất trong cả nước.
Để giải quyết dứt điểm các vụ tồn đọng, phức tạp kéo dài, Thanh tra Chính phủ yêu cầu các tỉnh, TP sớm ban hành thông báo chấm dứt đối với các vụ việc đủ điều kiện chấm dứt thụ lý, chấm dứt giải quyết hành chính. Công bố công khai kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai thực hiện phương án, quyết định giải quyết đã thống nhất..
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị các tỉnh, TP cần tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85%; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp khác (ngoài 528 vụ việc) và phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình