Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Phương Hiếu

Thứ tư, 07/08/2024 - 19:09

(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn vừa kí quyết định ban hành kế hoạch hành động của Thanh tra Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 27- CT/TƯ ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực. Ảnh: LP

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương

Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cục, vụ, đơn vị trực thuộc xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW đạt hiệu quả cao nhất; qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển đất nước, nâng cao cuộc sống Nhân dân.

Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chú trọng xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng đa dạng hoá, đổi mới hình thức và huy động sự tham gia của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điếm, có chủ đề từng năm.

Thực hiện nghiêm các quy định có liên quan tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và tài sản công.

Tăng cường công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, nguồn lực quốc gia... nêu cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý Nhà nước, người đứng đầu đơn vị dự toán trực thuộc đối với việc gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản công.

Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện nghiêm chủ trương, mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2021 - 2026; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, cải cách hành chính, xã hội hóa cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước.

Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa.

Tăng cường dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra nhân dân và giám sát của cộng đồng dân cư ở cơ sở theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; kịp thời phát hiện, thông tin, phản ánh, ngăn chặn hành vi gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến; có biện pháp thiết thực bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi gây lãng phí, thất thoát theo quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và văn bản hướng dẫn…

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Có các biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng tiêu dùng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội…

Đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Về giải pháp thực hiện, Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cục, vụ, đơn vị quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm: Chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/6/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo định hướng, chủ trương của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuấn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công.

Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm; ây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình.

Thực hiện nghiêm các quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương…

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dự luận xã hội quan tâm, bức xúc. Thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo và tổ chức cuộc thanh tra theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã được Tổng Thanh tra phê duyệt.

Các đoàn thanh tra chú trọng việc phát hiện những hành vi, biểu hiện tham nhũng, thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước để góp phần thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Thanh tra Chính phủ phải gương mẫu chấp hành các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kế hoạch này; sử dụng tiền và tài sản của cơ quan được giao đúng mục đích, định mức và tiêu chuẩn; tiết kiệm tiêu dùng cá nhân trong dịp lễ, Tết, việc cưới, việc tang và lễ hội; khuyến khích gia đình và người thân thực hành tiết kiệm trong đời sống hàng ngày; tham gia đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan đối với phần việc được phân công.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm