Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/12/2017 - 06:35
(Thanh tra)- Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Luật Tiếp công dân (TCD) từ 2014 - 2017 của tỉnh Thái Bình cho thấy: Từ khi có Luật TCD, việc tiếp dân từ tỉnh đến cơ sở đã đi vào nề nếp, chất lượng được nâng lên. Tuy vẫn còn nảy sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC), kiến nghị của công dân nhưng đã được các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung giải quyết...
Thanh tra tỉnh Thái Bình tham gia Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong công tác TCD, giải quyết KN, TC của 7 tỉnh, thành phố. Ảnh: Trọng Tài
Tăng cường công tác tuyên truyền
Ngay sau khi Luật TCD có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt các huyện, thành phố, sở, ngành trong tỉnh để triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản về việc tăng cường công tác TCD, giải quyết KN, TC.
Cùng với việc mời Báo cáo viên của Thanh tra Chính phủ về giới thiệu Luật TCD, tỉnh Thái Bình còn tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về TCD với nhiều hình thức như: Phát hành các ấn phẩm, tờ rơi; đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích những nội dung cơ bản của Luật TCD...
Ngoài ra, trong 3 năm triển khai thực hiện, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành 42 văn bản chỉ đạo về công tác TCD, giải quyết KN, TC. Không những thế, sau các kỳ TCD của lãnh đạo tỉnh, đều có văn bản phân công lãnh đạo phụ trách chỉ đạo, đôn đốc việc giải quyết các vụ việc, do đó hiệu quả của công tác TCD đã có những chuyển biến rõ rệt.
Đồng thời, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra việc thực hiện quy định về TCD gắn với cuộc thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC. Thông qua đó, đánh giá và thống nhất những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện; ban hành các văn bản để tăng cường công tác giải quyết KN, TC của công dân trên địa bàn.
Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình, nội dung KN, TC, phản ánh, kiến nghị của công dân liên quan chủ yếu đến các lĩnh vực tài chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng, môi trường… Thời điểm diễn ra Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, số lượng công dân có đơn thư nhiều hơn so với các năm trước. Một số vụ việc KN, TC kéo dài, mặc dù được các cơ quan thẩm quyền giải quyết thấu tình, đạt lý nhưng công dân vẫn không chấp nhận, liên tục tiếp khiếu.
Sau 3 năm thi hành Luật TCD, toàn tỉnh Thái Bình đã tiếp hơn 23.000 lượt người với hơn 6.000 vụ việc; tiếp nhận 7.629 đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 476 đơn (230 KN, 246 TC); chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2.862 đơn; trả lại 1.102 đơn; không đủ điều kiện xử lý, trùng lặp là 3.189 đơn.
UBND tỉnh Thái Bình đánh giá, sau 3 năm, việc triển khai thực hiện các quy định của Luật TCD trên địa bàn toàn tỉnh đã thực sự đi vào nề nếp; đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của Luật TCD vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc giữ bí mật của người TC khó được đảm bảo tuyệt đối vì có nhiều thành phần cùng tham gia tiếp và bảo vệ trật tự tại nơi TCD; hầu hết cán bộ của Ban TCD đều kiêm nhiệm nên khó khăn trong bố trí, sắp xếp công việc và thời gian; một số đối tượng mặc dù đã được các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn cố chấp, lợi dụng quyền KN, TC để gây khó khăn cho người giải quyết...
Qua thực tế triển khai, để tăng cường hiệu quả của Luật TCD, tỉnh Thái Bình đề nghị Thanh tra Chính phủ tăng cường tập huấn nghiệp vụ TCD, giải quyết KN, TC cho cán bộ làm công tác TCD cấp tỉnh, huyện, sở, ngành thuộc tỉnh.
Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp giữa Trụ sở TCD của Trung ương với địa phương để xử lý kịp thời tình huống khi có công dân lên Trung ương khiếu kiện đông người và thống nhất việc xử lý đơn của công dân đảm bảo đúng quy định.
Đặc biệt, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu sửa đổi cơ chế, chính sách về đất đai, chính sách xã hội cho hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế để hạn chế KN, TC, kiến nghị, phản ánh; đồng thời, cần ban hành chế tài xử lý đối với công dân có thái độ quá khích, lăng mạ cán bộ làm nhiệm vụ, gây mất trật tự tại nơi TCD và những công dân cố tình tố cáo sai.
Trọng Tài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình