Theo dõi Báo Thanh tra trên
H.Yến
Thứ hai, 10/01/2022 - 17:32
(Thanh tra) - Năm 2021, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và lực lượng thanh tra TT&TT tập trung giải quyết những vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm như làm rõ những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện quy hoạch báo chí, tình trạng “báo hóa” tạp chí, thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích, những tồn tại trong quá trình tác nghiệp của phóng viên, quản lý văn phòng đại diện.
Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: https://baodautu.vn
Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, để tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền địa phương, Thanh tra Bộ TT&TT phối hợp với cục, Thanh tra Sở rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra chủ động đề xuất dừng nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra. Để hoạt động không bị gián đoạn, lực lượng thanh tra TT&TT chuyển dịch mạnh hình thức thực hiện từ thanh tra, kiểm tra sang giám sát, bảo đảm chức năng, nhiệm vụ luôn được duy trì, không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý.
Phát huy vai trò đầu tàu, tổng chỉ huy toàn lực lượng, Thanh tra Bộ TT&TT đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tiết chung bảo đảm hoạt động thông suốt, đúng định hướng, có trọng tâm, trọng điểm. Thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Trên thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Sở TT&TT có sự chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng hiệu quả hơn, tạo sự đồng đều giữa Trung ương và địa phương, giúp giảm áp lực cho cơ quan quản lý ở Trung ương. Sự phối hợp giữa Thanh tra Bộ, cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Sở TT&TT ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan báo chí trước hành vi mạo danh thương hiệu, xâm phạm quyền sở hữa trí tuệ, cản trở quyền tác nghiệp báo chí hợp pháp. Thông qua công tác giám sát, Thanh tra Bộ TT&TT phát hiện 3 đối tượng thiết lập trang thông tin điện tử mạo danh cơ quan báo chí để kinh doanh trục lợi. Vụ việc đã được Thanh tra Bộ phối hợp với cơ quan công an và Sở TT&TT xử lý. 2 website đã bị đóng cửa, 1 đối tượng đang bị điều tra để xác minh dấu hiệu tội phạm.
Ngoài ra, nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân trích dẫn tác phẩm báo chí khi chưa được cơ quan báo chí cho phép, cản trở phóng viên tác nghiệp đã được Thanh tra Bộ TT&TT chuyển hồ sơ yêu cầu lực lượng thanh tra địa phương xử lý hoặc phối hợp xử lý.
Năm 2021, Thanh tra Bộ TT&TT và lực lượng thanh tra TT&TT tập trung giải quyết những vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm như làm rõ những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện quy hoạch báo chí, tình trạng “báo hóa” tạp chí, thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích, những tồn tại trong quá trình tác nghiệp của phóng viên, quản lý văn phòng đại diện.
Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với Cục Báo chí; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an hoàn thành đợt kiểm tra chuyên đề đối với 13 tạp chí sau sắp xếp, quy hoạch báo chí theo chỉ đạo của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT.
Kết quả kiểm tra đã cung cấp số liệu để đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động của tạp chí thuộc các hội, trong đó có những nội dung đáng lo ngại đó là 100% tạp chí được kiểm tra đều đăng tải nhiều bài viết không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép ở các mức độ khác nhau, vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Luật Báo chí. Nhiều bài viết khai thác những sơ xuất, tồn tại của doanh nghiệp, chính quyền, thiếu tính xây dựng, cá biệt có những bài viết dưới dạng nghi vấn, đưa thông tin ra công chúng nhưng không có cơ sở, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của tổ chức, doanh nghiệp, gây hoang mang dư luận.
Hầu hết các tạp chí được thanh tra, kiểm tra thông tin đơn thuần mang tính phản ánh, tỷ lệ các bài viết mang tính chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học thấp, cách thức thông tin giống như báo, có biểu hiện sa đà vào các phóng sự điều tra - dấu hiệu báo hóa.
Một số ấn phẩm tạp chí chất lượng nội dung chưa cao. Nhiều tạp chí không muốn thể hiện mình là “tạp chí”, cho rằng tạp chí “kém” hơn báo, chính vì vậy trên logo, trên trang chủ không thể hiện cụm từ “tạp chí” làm độc giả khó phân biệt giữa báo và tạp chí. Công tác quản lý tác nghiệp của phóng viên còn lỏng lẻo. Nhiều tạp chí bổ nhiệm cơ quan lãnh đạo báo chí không đúng quy định, nợ điều kiện nhưng không hoàn thiện.
Qua đợt kiểm tra này đã đề xuất Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, cơ quan chủ quản báo chí giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục.
Năm 2021, Thanh tra Bộ TT&TT và lực lượng thanh tra toàn ngành đã triển khai 13 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương. Thanh tra Sở TT&TT triển khai 5 cuộc kiểm tra văn phòng đại diện của cơ quan báo chí. Mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai là cơ hội để cơ quan quản lý và cơ quan báo chí trao đổi, thảo luận về nghiệp vụ, về kinh nghiệm ứng phó với các tình huống thực tế, phân tích làm rõ điểm mạnh, cách làm sáng tạo để phát huy, nhân rộng, đồng thời phân tích làm rõ nguyên nhân của những tồn tại để có biện pháp khắc phục. Đây cũng dịp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp nhà báo, phóng viên nắm chắc hơn các quy định pháp luật về báo chí.
Về xử phạt vi phạm hành chính, năm 2021, lực lượng thanh tra toàn ngành đã xử lý nhiều trường hợp theo phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động báo chí. Trong đó, đã thực hiện trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính đối với 37 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền 1.114.900.000 đồng, thu hồi 3 thẻ nhà báo, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với 1 tạp chí, đình chỉ 01 văn phòng đại diện, nhắc nhở 3 cơ quan báo chí. Việc xử lý đảm bảo tính chính xác, khách quan, có lý, có tình vừa đảm bảo tính cảnh báo, răn đe vừa tạo điều kiện để cơ quan báo chí có cơ hội khắc phục, sửa chữa lỗi vi phạm, góp phần phục vụ nhiệm vụ chung phát triển đất nước.
Có thể nói, năm 2021 lực lượng thanh tra TT&TT đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động, góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động báo chí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Mặc dù vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra còn một số tồn tại chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, đòi hỏi của xã hội đó là triển khai dàn trải, xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe, một số vi phạm kéo dài chưa được ngăn chặn, tình trạng phóng viên vi phạm tác nghiệp, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật bị bắt giữ, khởi tố vẫn tiếp diễn...
Để khắc phục những tồn tại này, trong năm 2022, lực lượng thanh tra TT&TT tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cách làm. Trước mắt, chuyển dịch mạnh mẽ từ cách thức truyền thống sang tăng cường giám sát, kiến nghị các cơ quan liên quan áp dụng các biện pháp xử lý đồng bộ cả về tổ chức, nhân sự, trách nhiệm người đứng đầu bên cạnh biện pháp xử lý vi phạm hành chính để ngăn chặn hiệu quả những vi phạm kéo dài trong thời gian vừa qua, góp phần xây dựng môi trường làm báo lành mạnh, chuyên nghiệp, bảo vệ hình ảnh, uy tín của cơ quan báo chí, người làm báo chân chính.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.
Lâm Ánh
15:43 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trung Hà
14:02 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân