Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/12/2017 - 14:17
(Thanh tra) - “Nhiều kết luận thanh tra chưa chú trọng đến các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý, điều hành; còn có hiện tượng thiếu khách quan, nể nang trong việc kiến nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm”, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho hay.
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh. Ảnh: TN
Sáng nay (12/12), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra, 3 năm thi hành Luật Tiếp công dân.
Phát biểu khai mạc, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái nhấn mạnh, công tác thanh tra cũng như công tác tiếp công dân từ trước đến nay luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cấp, ngành đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ quan, tổ chức.
Theo dự thảo báo cáo, sau 6 năm thi hành, Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn đã thực sự đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả tốt trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Công tác thanh tra trên phạm vi toàn quốc đã phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và kiến nghị khắc phục.
Từ đó, đã tích cực, chủ động trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thực hiện xử lý sau thanh tra chưa nghiêm
Công tác sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức lực lượng làm công tác thanh tra tại một số cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Chất lượng hoạt động thanh tra chưa đồng đều, nhiều cuộc thanh tra chưa đáp ứng quy định về thời hạn, nhất là về thời hạn báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra.
Quy trình nghiệp vụ và đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra chưa bảo đảm thực hiện tốt ở nhiều nơi. Hoạt động thanh tra và kết luận thanh tra còn có biểu hiện thiếu khách quan, minh bạch, rõ ràng.
“Nhiều kết luận thanh tra chưa chú trọng đến các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý, điều hành; còn có hiện tượng thiếu khách quan, nể nang trong việc kiến nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm”, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho hay.
Nhiều kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được thực hiện nghiêm, nhất là trong việc xử lý người có hành vi vi phạm, khắc phục yếu kém trong quản lý, thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách.
Thêm vào đó, còn có sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là giữa cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ với cơ quan thanh tra địa phương; giữa thanh tra các bộ, ngành; chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa thanh tra bộ với thanh tra tỉnh, thanh tra sở, ngành.
Đặc biệt, phổ biến là sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước và kiểm toán Nhà nước.
Tỷ lệ khởi tố các vụ do thanh tra chuyển không cao
Cũng theo Phó Tổng Thanh tra, Luật Thanh tra đã quy định một số nhiệm vụ, thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra như quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra... Nhưng những quy định này chưa được các cơ quan thanh tra quan tâm đúng mức nên ít chủ động thực hiện.
Việc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm chủ yếu do thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp và thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên giao thực hiện.
“Tỷ lệ khởi tố các vụ việc do cơ quan thanh tra Nhà nước chuyển cơ quan điều tra không cao nên chưa phát huy được ý nghĩa tích cực của hoạt động thanh tra đối với công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Văn Thanh nói.
Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra hiệu quả còn thấp; trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra của một số thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu...
Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng thanh tra
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên là do một số quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa phù hợp với thực tiễn; một số quy định còn mâu thuẫn, chưa thống nhất.
Ngoài ra, còn do công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thanh tra từ phía các chủ thể Nhà nước chưa được coi trọng đúng mức…
Thanh tra Chính phủ đề nghị, tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trên các lĩnh vực; đảm bảo khách quan, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm.
Bảo đảm hạn chế thấp nhất sự chồng chéo và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra.
Cùng với đó, tiếp tục kiểm tra, rà soát các quy định pháp luật về thanh tra và các quy định pháp luật khác có liên quan để sửa đổi, bổ sung, thay thế bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn công tác thanh tra.
Quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ công chức thanh tra để bảo đảm đủ lực lượng, đáp ứng yêu cầu về bản lĩnh chính trị - nghề nghiệp, đạo đức, tác phong và chuyên môn nghiệp vụ.
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự sẽ tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện việc thực hiện Luật Thanh tra, Luật Tiếp công dân, những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, về công tác tiếp công dân.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành triển khai 13 cuộc thanh tra; trong đó, triển khai trong kỳ 8 cuộc, kỳ trước chuyển sang 5 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 10.528,038 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 48 tổ chức, 65 cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC