Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 07/02/2018 - 16:31
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 diễn ra ngày 6/2/2018. Theo thống kê, năm 2017, có trên 97% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đạt yêu cầu về đảm bảo ATTP, 93% cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp đạt yêu cầu.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: LP
Kết quả giám sát của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thuỷ sản tổng hợp cho thấy, năm 2017 công tác bảo đảm ATTP đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực.
Vấn đề ATTP được kiểm soát khá chặt chẽ, đã giải quyết dứt điểm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu lạm dụng hóa chất kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đưa tạp chất vào tôm, tiêm thuốc an thần cho gia súc trước khi giết mổ...
Trong năm, Bộ đã phối hợp với Bộ Công an phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ tại lò mổ Xuyên Á, TP. Hồ Chí Minh (xử phạt hành chính 320 triệu đồng và tiêu hủy hơn 3.000 con heo); tổ chức thanh, kiểm tra 293 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 3,9 tỷ đồng đối với 100 cơ sở bơm chích tạp chất, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất...
Cũng theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thuỷ sản, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 97,33% (tăng so với năm 2016 là 91%); tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra đạt yêu cầu đã tăng lên 93,16% (tăng so với năm 2016 là 89,9%).
Qua phân tích trong 8.090 mẫu nước tiểu, 1.052 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ trên cả nước, không phát hiện mẫu vi phạm chất cấm Salbutamol. Tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh là 0,63% (21/3341 mẫu), giảm gần 3 lần so với năm 2016 là 1,76%. Tỷ lệ mẫu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh là 0,89% (27/3.002 mẫu, giảm so với năm 2016 là 1,07%); tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV là 0.6% (4/667 mẫu, giảm so với năm 2016 là 2,05%).
Đến nay hầu hết các tỉnh đã triển khai vận động, hỗ trợ sản xuất nông sản, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
1.406 cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP với diện tích khoảng hơn 18.200 ha (trong đó rau là hơn 3.443 ha, quả là hơn 11.813 ha, chè là hơn 1.864 ha, cà phê là 100 ha và lúa là hơn 979,42 ha); khoảng 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.618 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 313 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP.
Tính đến nay, đã có 63/63 tỉnh/thành phố xây dựng thành công 746 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 382 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi. Nông sản được xuất khẩu đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã Ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo ATPT trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 với mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ATTP; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao kết quả đạt được trong năm qua về công tác bảo đảm ATTP. Đặc biệt, công tác thanh tra đã chuyển hướng từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất, trong đó tập trung vào những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm. Kết quả thanh tra đã được công bố công khai tới những tổ chức, cá nhân vi phạm, tạo được tính răn đe rất tốt.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, mặc dù đạt được kết quả khả quan, nhưng cũng có không ít tồn tại, hạn chế, trong đó có vấn đề chế tài xử phạt trong vi phạm ATTP chưa nghiêm; những vấn đề nóng như bơm tôm tạp chất, tiêm thuốc an thần, sản phẩm sơ chế…
Do vậy, trong năm 2018, bên cạnh 6 nội dung trọng tâm trong kế hoạch hành động đã ban hành, lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ, cần chỉ đạo sát sao hệ thống, đảm bảo ATTP trước, trong và sau dịp Tết sắp tới. Trong đó, lưu ý kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, vì đang giai đoạn nguy co cao, nếu xảy ra dịch sẽ ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm tiêu thụ trong dịp Tết.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ phối hợp cùng các đơn vị chức năng tập thanh tra đột xuất vấn đền ATTP, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh, cung cấp thực phẩm ra thị trường, các cơ sở giết mổ, cung cấp thực phẩm tươi sống, nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời mở rộng các mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông sản, đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm được chứng nhận đảm bảo ATTP đến người tiêu dùng, thông qua các điểm bán hàng an toàn.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Tiến Tùng cho biết, năm 2024, Thanh tra Bộ đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt, kịp thời triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm 2024.
Phương Anh
(Thanh tra) - Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Bình Lê Công Hữu vừa ký Quyết định 1243/QĐ-TTr khen thưởng cho 11 tập thể và 14 cá nhân vì đã có thành tích công tác xuất sắc, có nhiều đóng góp hiệu quả vào hoạt động ngành Thanh tra trong năm 2024.
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
Trần Kiên
Hải Hà
Hải Hà
Thu Huyền
Phương Anh
Trọng Tài
PV
Nguyễn Điểm
Hoàng Nam
Hoàng Hiệp
N. Phó - L. Bình
Trần Kiên
Hương Trà