Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/09/2015 - 11:00
(Thanh tra) - Nhiệm kỳ 2011 - 2015, dưới sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành Thanh tra đã quyết tâm đổi mới cách nghĩ, cách làm, năng động, sáng tạo, đoàn kết nhất trí nỗ lực hết mình tập trung vào nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC), phòng, chống tham nhũng (PCTN), đồng thời tiếp tục tăng cường hoàn thiện thể chế, củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại Phòng, chống tham nhũng lần thứ 11
Trong đó, công tác thanh tra tập trung thanh tra những lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, được dư luận xã hội quan tâm; phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều vi phạm, chấn chỉnh những sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp phòng ngừa. Công tác giải quyết KN, TC có chuyển biến tích cực, trách nhiệm các cấp, các ngành được nâng lên, đã tập trung giải quyết được nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác PCTN có nhiều tiến bộ, nhất là xây dựng thể chế, triển khai các giải pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, phối hợp xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, từng bước tạo được lòng tin trong nhân dân. Công tác xây dựng ngành, xây dựng nội bộ được chú trọng; những khuyết điểm, hạn chế trong thời gian qua từng bước được khắc phục; đoàn kết nội bộ, kỷ cương, kỷ luật có nhiều chuyển biến tích cực.
Từ những kết quả đạt được, có thể rút ra một số điểm nổi bật trong công tác thanh tra, giải quyết KN, TC, PCTN và xây dựng nội bộ nhiệm kỳ 2011-2015 như sau:
Thứ nhất: Trong công tác thanh tra
Việc xây dựng định hướng, kế hoạch công tác thanh tra được thực hiện rõ nét hơn; việc xử lý chồng chéo với cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong xây dựng kế hoạch thanh tra thực hiện tốt hơn. Chất lượng kết luận các cuộc thanh tra được nâng lên, các kiến nghị xử lý khách quan, chính xác, kịp thời, khả thi hơn (phát hiện, kiến nghị thu hồi tăng cao so với nhiệm kỳ trước). Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Việc chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý được quan tâm hơn chỉ đạo quyết liệt hơn. Công tác giám sát, thẩm định báo cáo kết luận thanh tra được đẩy mạnh, bước đầu phát huy hiệu quả. Việc đôn đốc thực hiện kết luận, chỉ đạo xử lý sau thanh tra được tăng cường, đạt kết quả cao hơn; việc công khai kết luận thanh tra theo đúng quy định, đi vào nền nếp.
Nhiều cuộc thanh tra diện rộng trên các lĩnh vực như: quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai (2011); việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên (2012); tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ (2014) được quan tâm triển khai và thu được kết quả tích cực. Công tác thanh tra thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KN, TC, PCTN được chú trọng hơn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của thanh tra các cấp, các ngành trong suốt nhiệm kỳ.
Trong 5 năm qua, toàn ngành Thanh tra đã triển khai trên 37.390 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.200 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỷ đồng, trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỷ đồng và 19.230 ha đất, lập biên bản, ban hành 945.900 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 29.300 tỷ đồng, xử lý khác hơn 59.840 tỷ đồng; đã kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người. Trong đó, riêng Thanh tra Chính phủ ban hành 108 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm 74.550 tỷ đồng, 10.727 ha đất; kiến nghị thu hồi 22.676 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 48 vụ việc.
Riêng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KN, TC và PCTN đã tiến hành 13.584 cuộc tại 28.902 đơn vị (riêng tính từ năm 2013 đến nay đã tiến hành 6.986 cuộc, phát hiện 2.109 đơn vị vi phạm, kiến nghị xử lý 973 tổ chức, 1.101 cá nhân).
Công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra: Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 13.650 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 5.014 tỷ đồng, 66.900 ha đất (trong đó từ 2012 đến nay đôn đõc 12.240 kết luận, thu hồi 4.934 tỷ đồng, đạt 46,3%; 66.624 ha đất, đạt 87%). Riêng trong năm 2014, tỷ lệ đôn đốc thực hiện kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra về tiền đạt 69,5%, về đất đạt 98,3%.
Thứ hai: Trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC
So với nhiệm kỳ trước, KN, TC có xu hướng giảm. Các bộ, ngành, địa phương ngày càng quan tâm hơn đến đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC. Hầu hết các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố thực hiện công tác tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định.
Đã tập trung giải quyết KN, TC, tỉ lệ đạt cao hơn so với trước, bình quân hàng năm đạt trên 86%. Quá trình giải quyết coi trọng công tác đối thoại, hòa giải ở cơ sở. Việc thực hiện quyết định giải quyết giải quyết được chú trọng hơn.
Việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, được các bộ, ngành, địa phương triển khai khá nghiêm túc và đạt được những kết quả tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, nhất là các kỳ họp Quốc hội, họp Trung ương và đại hội đảng các cấp.
Trong 5 năm qua, ngành Thanh tra đã tham mưu cho các cơ quan hành chính tiếp hơn 1.758.400 lượt công dân (20.282 lượt đoàn đông người); tiếp nhận 476.460 đơn KN, TC; giải quyết 207.805 vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền, đạt 87%. Qua giải quyết đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 2.327 tỷ đồng, 1.147 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.947 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 186 vụ, 442 người. Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, giải quyết hơn 97% các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; đang tiếp tục kiểm tra, rà soát được 503 vụ việc KN, TC phức tạp, tồn đọng khác.
Thứ ba: Trong công tác PCTN và hợp tác quốc tế về PCTN
Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN được quan tâm chỉ đạo ráo riết, đã trình ban hành và ban hành được nhiều văn bản quan trọng với nhiều điểm đột phá, có thể kể đến Nghị định về minh bạch tài sản được Chính phủ (Nghị định số 86/2011/NĐ-CP) trong đó có quy định mới, đột phá về công khai bản kê khai tài sản, trong thời điểm Luật PCTN chưa sửa đổi, bổ sung nội dung này (1); Dự án Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012, có nhiều quy định mới như: Giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm; tạm đình chỉ công tác, tạm chuyển vị trí công tác klhi cán bộ công chức có dấu hiệu tham nhũng; quy định trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ... (2); Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN, lãng phí (Nghị quyết số 82 năm 2012) trong đó hoạch định các nhiệm vụ, giải pháp cho công tác PCTN và kế hoạch hoàn thiện thể chế, chính sách giai đoạn 2012 - 2016 (3); Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức (4). Ban hành cơ chế khen thưởng người TC tham nhũng (Thông tư liên tịch số 01/2015/TT-TTCP-BNV) với mức thưởng đột phá, lên đến trên 3 tỷ đồng, tùy theo thành tích của người TC (5)...
Trong phòng ngừa tham nhũng đã từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn (từ chỗ kê khai tài sản nhưng bí mật bản kê khai tiến đến công khai bản kê khai tài sản, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm). Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phòng ngừa tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ (Thông tư quy định việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức ngành thanh tra, thành lập đơn vị chuyên trách giám sát hoạt động của đoàn thanh tra...); phòng ngừa, ngăn chặn việc xảy ra tham nhũng thông qua việc phát hiện, xử lý, chấn chỉnh kịp thời nhiều vụ việc vi phạm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; xử lý vi phạm nghiêm hơn, thu hồi tài chính đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là phát hiện, kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, góp phần bịt các lỗ hổng, sơ hở, dễ làm nảy sinh tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước.
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra có chuyển biến tích cực, qua thanh tra đã phát hiện 441 vụ (tăng 212 vụ so với nhiệm kỳ trước), 692 người có dấu hiệu tham nhũng với 769 tỷ đồng, 10 ha đất; kiến nghị thu hồi 745 tỷ đồng (tăng 637 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước); kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 596 cá nhân, xử lý trách nhiệm 157 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 162 vụ, 272 đối tượng.
Thanh tra Chính phủ đã tập trung tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai nhiều hoạt động thực thi Công ước, nổi bật là: Kế hoạch thực thi Công ước năm 2010 (1); Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực thi Công ước năm 2012 (2); Báo cáo Quốc gia đánh giá việc thực hiện Công ước tại Việt Nam năm 2011-2012 (3); Thành lập Nhóm Đánh giá thực thi Công ước và cử chuyên gia đánh giá việc thực thi Công ước đối với Cộng hòa Áo, Trung Quốc năm 2013, 2015 (4).
Thứ tư: Trong công tác xây dựng nội bộ
Việc tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã tạo được chuyển biến tích cực trong Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, thể hiện: Công tác bổ nhiệm cán bộ được chấn chỉnh ngay, kiên quyết không để tái diễn sai phạm; công tác tuyển dụng công chức, viên chức được tiến hành thận trọng, chặt chẽ hơn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra được đổi mới, nhiều nội dung mới được cập nhật, bổ sung. Chấm dứt việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn và không có trong kế hoạch. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ dần dần đi vào thực chất, đảm bảo tính hợp lý và công bằng hơn. Tiếp tục đổi mới cơ chế thi đua, khen thưởng, góp phần nâng cao chất lượng xét khen thưởng.
Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) trở thành việc làm thường xuyên, đã phát huy hiệu quả, thể hiện: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã thể hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt; tập thể lãnh đạo đoàn kết, thống nhất, gắn bó với nhau hơn; từng thành viên lãnh đạo nêu cao tinh thần trách nhiệm và năng lực công tác, đổi mới lề lối làm việc, chú ý giữ gìn đạo đức, lối sống; hầu hết các cán bộ, đảng viên đều yên tâm công tác, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chuyển biến, trật tự, kỷ cương, nề nếp trong cơ quan tốt hơn. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Thanh tra Chính phủ cơ bản đã được kiện toàn, nội bộ đã có bước chuyển biến rõ nét nhất là đồng thuận, đoàn kết, nhất trí, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Trong công tác xây dựng Đảng: Công tác chính trị tư tưởng được coi trọng, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ (1); công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng có chuyển biến tích cực (2); Công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ được tăng cường (3); Công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể được quan tâm (4). Những chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng đã góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong 5 năm qua.
Kết quả công tác giai đoạn 2011 - 2015 của ngành Thanh tra đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu lần XII của Đảng; hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền Thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2015).
Trong thời gian tới, ngành Thanh tra cũng ý thức được rằng cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tình hình hiện nay của đất nước để có quyết tâm cao hơn, phát huy ưu điểm, kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém; phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra, không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra, làm cho hoạt động thanh tra thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, là phương thức hữu hiệu, sắc bén trong việc phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần tích cực hơn nữa vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành triển khai 13 cuộc thanh tra; trong đó, triển khai trong kỳ 8 cuộc, kỳ trước chuyển sang 5 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 10.528,038 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 48 tổ chức, 65 cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC