Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không có “vùng cấm’ trong phòng, chống tham nhũng

Thứ ba, 09/12/2014 - 15:45

(Thanh tra) - Đó là ý kiến phát biểu của Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh tại Tọa đàm “Chung tay phòng, chống tham nhũng (PCTN) vì sự phát triển” diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 9/12.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Phương Hiếu

Tại Tọa đàm, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, hiện nay, đấu tranh CTN đang là mối quan tâm toàn cầu bởi tham nhũng xảy ra ở cả những quốc gia giàu có lẫn nghèo khổ, nhưng người nghèo là nhóm người phải chịu sự tổn thương lớn nhất. Trong những năm qua, với sự chung tay của cả khu vực công, khu vực tư, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông và người dân, nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tham nhũng, khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của người dân vào công tác PCTN. Và kết quả đạt được của những nỗ lực đó là rất đáng ghi nhận.

Ở Việt Nam, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác PCTN, hàng năm, nhân Ngày Quốc tế PCTN, Thanh tra Chính phủ phối hợp với một số tổ chức quốc tế như UNODC và UNDP tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật cũng như những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong công tác PCTN.

Năm 2014, hưởng ứng Ngày Quốc tế PCTN, hướng tới kỷ niệm 10 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về CTN chính thức có hiệu lực (2005 - 2015), với sự hỗ trợ của UNDP trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực thi Công ước LHQ về CTN và vai trò của các chủ thể ngoài khu vực Nhà nước nhằm hỗ trợ công tác PCTN của Chính phủ Việt Nam”, Thanh tra Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Chung tay PCTN vì sự phát triển”.

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Phương Hiếu

Tham gia thảo luận tại Tọa đàm, các đại biểu, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ về thực tiễn xây dựng và hiệu quả của việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp nhằm phòng ngừa tham nhũng... 

Qua các bài tham luận đã được chứng kiến bầu nhiệt huyết sôi nổi của tuổi trẻ với mong muốn thay đổi nhận thức và hành động của các thế hệ sinh viên thông qua Dự án Giảng đường tươi đẹp; được nghe về những khó khăn, thách thức cũng như những tác động tích cực của việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy qua chia sẻ của Học viện An ninh; nghe Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chia sẻ về những nỗ lực của khu vực tư nhằm phòng ngừa tham nhũng thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp. Và cái nhìn tổng quan về các cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng của nhiều quốc gia trên thế giới qua phần trình bày của Giám đốc Quốc gia UNODC.

Phát biểu bế mạc Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đánh giá cao các ý kiến tham gia thảo luận tại Tọa đàm. Các đại biểu trong nước và các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm cũng như những khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN tại các đơn vị.

"Đây là lần đầu tiên Thanh tra Chính phủ tổ chức một cuộc tọa đàm về công tác PCTN mà lại không có phần giới thiệu về những quy định của pháp luật về PCTN, cũng không có báo cáo với những con số minh họa cho những kết quả đã đạt được trong công tác PCTN mà thay vào đó là những tham luận của các diễn giả đã phản ánh vấn đề tham nhũng từ 5 góc độ thực tiễn, từ những trải nghiệm của chính họ hay cơ quan, tổ chức", Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh: Phương Hiếu

Cũng theo Tổng Thanh tra, PCTN hiện nay không còn được coi là nhiệm vụ của riêng Chính phủ, người dân cũng không còn thụ động, e ngại, chỉ ngồi quan sát và bình luận về những gì mà các cơ quan Nhà nước đang làm, mà đã thực sự chủ động tham gia tích cực vào những nỗ lực PCTN chung của cả hệ thống chính trị bằng những hành động rất thiết thực và có tính lan tỏa cao.

Sự ra đời của Công ước LHQ về CTN đã góp phần quan trọng đưa vấn đề CTN vào chương trình nghị sự của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công ước đã trở thành cầu nối vững chắc để đưa các quốc gia ngày càng sát lại gần nhau trong cuộc đấu tranh CTN thông qua các công cụ và các kênh hợp tác hiệu quả. 10 năm qua, thái độ đối với tham nhũng đã thay đổi rất nhiều. Người dân ngày càng thể hiện mạnh mẽ hơn thái độ phản đối, không dung thứ đối với tham nhũng; các Chính phủ ngày càng quyết liệt hơn trong phòng ngừa, phát hiện và trừng phạt tham nhũng.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để phát huy hơn nữa vai trò của người dân, của các thành phần trong xã hội trong PCTN. Trong tổng thể các giải pháp PCTN được Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới, đối với nhóm giải pháp về tăng cường sự tham gia của người dân, của xã hội, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục; đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, gắn với công tác cải cách hành chính và cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; đảm bảo cho người dân được tiếp cận thông tin đầy đủ theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả cơ chế giám sát, phản biện, tham gia vào hoạch định chính sách của người dân; tổ chức các kênh để người dân, các thành phần, khu vực trong xã hội có thể tham gia đóng góp ý tưởng, sáng kiến thiết thực về PCTN; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân;

Đặc biệt là tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo, khen thưởng xứng đáng người có thành tích trong việc tố cáo hành vi tham nhũng và bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, không có “vùng cấm’ trong PCTN.

Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024
Thanh tra tỉnh Trà Vinh: Thu hồi tài sản sau thanh tra đạt hơn 98%

Thanh tra tỉnh Trà Vinh: Thu hồi tài sản sau thanh tra đạt hơn 98%

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bám sát chương trình, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Qua thực hiện phong trào thi đua đã đạt được những kết quả quan trọng về nhiệm vụ chuyên môn.

Thu Huyền

06:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm