Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/10/2018 - 11:06
(Thanh tra)- “Giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) là công tác khó khăn, phức tạp. Giám sát và tìm cách nâng cao hiệu quả của công tác này cũng là bài toán vô cùng khó”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh và cho rằng, khi đi giám sát “không kèn, không trống, không có chương trình trước, mới đạt được kết quả như mong muốn".
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Ảnh: TN
Đối thoại đến cùng, giải quyết ngay tại cơ sở
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, hơn 3 năm qua (2015, 2016, 2017 và 6 tháng năm 2018), tình hình khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương có xu hướng giảm. Song tính chất, mức độ của các vụ KN,TC diễn biến ngày càng phức tạp.
Từ tháng 12/2014 đến nay, Trụ sở tiếp dân của Trung ương đã tiếp hơn 72.600 lượt công dân đến trình bày hơn 21.200 vụ việc, trong đó có hơn 2.000 lượt đoàn đông người. Đáng lo ngại, nhiều đoàn khiếu kiện đông người có sự liên kết với nhau, tính chất gay gắt, quyết liệt, đòi yêu sách, đeo bám dài ngày gia tăng.
Vậy làm thế nào “hạ nhiệt”, giảm khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương? Theo các chuyên gia, mấu chốt là tăng cường đối thoại, giải quyết tốt ngay tại cơ sở.
Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh, giải quyết KN,TC là trách nhiệm của Nhà nước thì cơ quan Nhà nước phải tham gia, đối thoại đến cùng với dân.
“Nếu Nhà nước đúng thì bảo vệ cơ quan Nhà nước. Nhà nước có gì tồn tại, hoặc cán bộ nào làm chưa đúng thì phải dũng cảm sửa chữa. Dân đúng thì chúng ta bảo vệ, không đúng thì giải thích. Nhưng phải đối thoại đến cùng xem ai đúng, ai sai. Qua đó, người dân mới tin cậy vào cấp chính quyền”, ông Thịnh nói và khẳng định, Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẵn sàng tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn lưu ý, địa phương ít khiếu kiện hoặc không có khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương là nhờ cơ sở quan tâm giải quyết. Còn địa phương nào thiếu quan tâm, không tiếp dân định kỳ, không chú trọng đối thoại, hòa giải ở cơ sở thì có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh.
Cho nên, các cơ quan cần chủ động phối hợp, cộng đồng trách nhiệm để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện ngay từ cơ sở. Theo ông Trần Thanh Mẫn, người dân xã lên huyện KN,TC thì chủ yếu giải quyết tại xã; dân huyện lên tỉnh thì chủ yếu giải quyết tại huyện còn dân tỉnh lên Trung ương thì giải quyết chính tại tỉnh.
“Đơn thư gửi lên Trung ương thì cuối cùng cũng phải gửi về địa phương giải quyết. Do đó, giải quyết tại cơ sở là vấn đề hết sức quan trọng”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh và cho rằng, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về giải quyết KN,TC cho cán bộ và người dân.
Giám sát “tới nơi, tới chốn”
Cùng với đó, trong quá trình tiếp dân, xử lý đơn thư, cần tiến hành giám sát những vụ việc KN,TC có dấu hiệu vi phạm pháp luật, người dân bức xúc, dư luận quan tâm mà không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ông Trần Thanh Mẫn cho hay, thời gian tới, 5 cơ quan (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam) sẽ tăng cường phối hợp để giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên khoáng sản, BT, BOT… và các vụ việc KN,TC phức tạp, kéo dài.
Cần tăng cường đối thoại, giải quyết tốt khiếu kiện ngay tại cơ sở. Ảnh: thanhtra.gov.vn
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, giám sát thường xuyên là cần thiết nhưng giám sát đột xuất mới là quan trọng để làm sao nghe ngóng “điểm nóng”, “điểm ấm”. “Giám sát không kèn, không trống không có chương trình trước, mới đạt được kết quả như mong muốn. Tôi nói mình phải giả dạng thường dân đi tới các nơi mà chúng ta cần đi, những điểm nóng, rất bức xúc của người dân”, ông Mẫn nói.
Ông Trần Thanh Mẫn nói thêm, giám sát phải khiến người ta “tâm phục, khẩu phục” và phải chỉ ra cái gì mạnh, cái gì yếu, cái gì cần rút kinh nghiệm, cái gì cần khắc phục trong thời gian tới. “Mình đi giám sát thành lập đoàn này, đoàn kia tốn kém thời gian, nhân lực, cho nên cần làm tới nơi, tới chốn. Không cần số lượng nhiều nhưng phải có chất lượng”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh.
Trong 4 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa 5 cơ quan (từ năm 2014-2017), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan đã tiến hành 8 đoàn giám sát liên ngành giám sát việc giải quyết các vụ việc KN,TC. Ở địa phương, theo báo cáo chưa đầy đủ, Ban Thường trực MTTQ tỉnh, TP cũng phối hợp với Thanh tra tỉnh, TP và các cơ quan liên quan tổ chức 187 đoàn giám sát.
Kết quả giám sát, đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp, vấn đề bức xúc ở địa phương, khắc phục tình trạng KN,TC đông người, phức tạp, vượt cấp; góp phần ổn định tình hình, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình