Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/03/2018 - 09:44
(Thanh tra)- TP Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) tồn đọng, kéo dài liên quan đến nhà đất. Ngoài lịch sử biến động nhà đất phức tạp, cơ chế chính sách giải quyết chưa phù hợp, thì có một vấn đề tồn tại là người đứng đầu cấp ủy vẫn không thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết KN, TC theo thẩm quyền.
Tổ cán bộ hưu trí phường 2, quận Tân Bình vẫn chờ đợi Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh tiếp để làm rõ sai phạm tại Dự án đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài. Ảnh: TD
Thiếu tinh thần trách nhiệm
Đây là nhận định của Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp về hiện trạng tiếp công dân, giải quyết KN,TC trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 10 năm qua. Về nguyên tắc, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gắn với việc xử lý cán bộ, đảng viên có sai phạm trong tiếp công dân, giải quyết KN,TC.
Trách nhiệm này được quy định rõ trong Thông báo số 130-TB/TW, ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị về giải quyết KN,TC, tiếp đó là Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết KN,TC. Nhưng trong thực tế các quy định này vẫn không được thực hiện nghiêm túc, ngay cả khi Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã chọn vài “vụ việc KN có lối ra” để tiếp và chỉ đạo phương án giải quyết nhằm làm gương cho các cấp làm theo thì lãnh đạo nhiều quận huyện vẫn không làm theo. Thực tế này đã làm phát sinh hàng loạt vụ việc đơn lẻ, đơn giản nhưng công dân tiếp khiếu vượt cấp, cùng hàng loạt vụ việc đông người khác tại các quận huyện vẫn thường xuyên nằm trong danh sách tổng hợp của Ban Tiếp công dân Trung ương.
Để khắc phục tình trạng này, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo Ban Thường vụ các quận ủy, huyện ủy tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC. Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 28/5/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy đã yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của Đảng và Luật Tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết KN,TC, kiến nghị, phản ánh của công dân.
Đặc biệt trong Chỉ thị này, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã xác định rõ cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tăng cường tổ chức đối thoại với công dân, nhất là các hộ dân bị thu hồi nhà đất nhằm tạo được sự đồng thuận của nhân dân, không để xảy ra “điểm nóng”, không để xảy ra tình trạng công dân tập trung khiếu kiện đông người ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bí thư quận ủy, huyện ủy, chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm trước Thường trực Thành ủy nếu để xảy ra tình trạng công dân tập trung khiếu kiện đông người và tình trạng cán bộ, công chức không thực hiện đúng quy định pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC… Nhưng điều đáng buồn là quy định này vẫn không được thực hiện đầy đủ trong thực tế.
Cần xử lý nghiêm sai phạm
Dẫn chứng các vụ việc KN,TC kéo dài hàng chục năm nhưng vẫn không thấy bóng dáng của bí thư các cấp ủy tại các buổi tiếp công dân, mà chủ yếu gặp công dân là cấp phó của các cơ quan chuyên môn chỉ ghi nhận rồi báo cáo hoặc tiếp để ghi vào sổ, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp khẳng định: Nếu kiểm tra hồ sơ các vụ việc này và đối chiếu với quy định của Bộ Chính trị thì bí thư nhiều quận ủy, huyện ủy đã thiếu trách nhiệm, không làm đúng chủ trương của Đảng về tiếp công dân, giải quyết KN,TC.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn tiếp xúc, động viên công dân quận 2 đang KN chính sách thu hồi đất tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: TD
Đó là vụ việc KN của công dân quận 2 tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vụ TC của tập thể người dân bị thu hồi đất cho Khu công nghệ cao quận 9, vụ việc của hàng chục hộ dân về sân golf Sing Việt tại huyện Bình Chánh, vụ KN chính sách bồi thường của khu nhà ở và khách sạn số 1bis 1kep đường Nguyễn Đình Chiểu, vụ việc của cán bộ hưu trí phường 2, quận Tân Bình TC sai phạm Dự án đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, cùng hàng chục vụ việc đơn lẻ khác tại Dự án đại lộ Đông Tây, tại các dự án kinh doanh bất động sản có diện tích thu hồi nhà đất lớn.
Trên cơ sở báo cáo của các Bộ ngành, địa phương về kết quả thực hiện Thông báo số 130-TB/TW, Chỉ thị số 35-CT/TW, qua tổng kết, đánh giá hiện trạng công tác này, Ban Nội chính Trung ương đã xây dựng đề án để quy định rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân.
Đánh giá về vấn đề này, đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập Đề án cho biết: Quy định phải đảm bảo phù hợp đường lối, chủ trương, quy định của Đảng, đúng với chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tính khả thi cao, tránh chồng chéo, trùng lắp trong thực tiễn. Các chương mục được xây dựng trên cơ sở tổng hợp thông tin của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp.
Theo đồng chí Võ Văn Dũng, từ tháng 6/2016 đến nay, các chuyên viên của Tổ Biên tập đã hoàn chỉnh dự thảo với mục tiêu sẽ tạo được chuẩn mực cụ thể trong quy định người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Khi Đề án được thông qua, Ban Nội chính Trung ương sẽ tiến hành giám sát để bảo đảm quy định phải được thực hiện nghiêm túc.
Đề án này cùng Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 3/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 102-QĐ/TW, ngày ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sẽ là giải pháp quan trọng để tiếp tục nâng cao sự lãnh đạo của Đảng trong tiếp công dân, giải quyết KN, TC. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xử lý người đứng đầu cấp ủy cơ sở không tiếp dân định kỳ, thiếu tránh nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết KN, TC, là động lực mới trong giải quyết dứt điểm KN, TC ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng tiếp khiếu, tiếp tố vượt cấp, kéo dài.
Thảo Du - Bao Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành triển khai 13 cuộc thanh tra; trong đó, triển khai trong kỳ 8 cuộc, kỳ trước chuyển sang 5 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 10.528,038 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 48 tổ chức, 65 cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC