Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/10/2015 - 08:34
(Thanh tra)- Theo Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại địa phương, từ ngày 15/11 tới, Hà Nội và TP HCM sẽ thí điểm thành lập lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP cấp cơ sở trong vòng 1 năm.
Mỗi địa phương sẽ chọn 5 đơn vị hành chính cấp quận và 10 đơn vị hành chính cấp phường để triển khai. Lực lượng thanh tra chuyên ngành này được thành lập dựa trên nguồn nhân lực sẵn có và không tăng thêm biên chế cho cơ sở.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, tình hình ATTP trong cả nước nói chung hiện đang có diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự quản lý sâu rộng từ cấp cơ sở. Tuy nhiên, hiện lực lượng thanh tra quá mỏng, không đáp ứng được việc thanh kiểm tra toàn diện về ATTP. Hiện tại, việc thanh tra mới được tiến hành ở phạm vi cấp tỉnh, thành phố, trong đó cấp xã, phường còn bỏ ngỏ. Vì thế, Chính phủ đã đưa ra cơ chế đặc thù nhằm kịp thời nhằm quản lý tốt vấn đề vệ sinh ATTP ngay từ cơ sở.
Theo Quyết định trên, 3 Bộ giao quyền cho một thanh tra xã/phường có thể xử phạt vi phạm ATTP trong cả 3 lĩnh vực y tế, nông nghiệp và công thương. Những cán bộ này có quyền xử phạt ngay, được thành lập đoàn thanh kiểm tra, thậm chí tiến hành thanh, kiểm tra độc lập ngay trên địa bàn. Đây là cơ chế đặc thù Chính phủ giao để tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực ATTP. Đặc biệt, 100% số tiền xử phạt sẽ được giữ lại tại địa phương.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, “nút thắt” lớn nhất trong công tác quản lý ATTP hiện nay là vấn đề nhân lực cũng như cơ chế, chế tài xử phạt vi phạm. Việc thực hiện Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị thí điểm cơ bản sẽ giải phóng được các “nút thắt” nói trên để hoạt động hiệu quả hơn, ít nhất mỗi thành phố thí điểm sẽ có khoảng gần 150 cán bộ được bố trí tham gia vào lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện, xã, phường. Hơn nữa, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện, xã, phường sẽ được giao thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, việc thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP tại xã phường, nhưng quyết định lại không cho phép cơ sở tăng biên chế mà dựa trên cán bộ có sẵn để kiêm nhiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ. Vậy ai sẽ là người quản lý, phân công nhiệm vụ cho các tổ thanh tra, kiểm tra cấp cơ sở? Bên cạnh đó, có sự chồng chéo trong nhiệm vụ công tác khi một người vừa phải thực hiện nhiệm vụ thường xuyên vừa phải thực hiện công tác thanh tra ATTP tại cơ sở.
Đại diện xã Kim Chung (huyện Đông Anh) là 1 trong 10 xã, phường của Hà Nội được chọn làm thí điểm cũng bày tỏ lo ngại, ngoài việc khó bố trí lực lượng vì đội ngũ cán bộ ở cấp xã rất hạn chế, nhất là thiếu cán bộ chuyên trách thì khó tránh khỏi hiện tượng cán bộ có tâm lý “chỉ làm thí điểm, tạm thời” nên không thực sự chuyên tâm…
Như vậy, Quyết định 38 sẽ tạo nhiều thuận lợi, tháo gỡ thút nắt chồng chéo trong quản lý hiện nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại việc để địa phương giữ lại 100% tiền phạt có thể khiến họ lạm dụng, làm khó doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương), dù được trao quyền rất lớn, song những cán bộ tham gia lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện, xã, phường đều là kiêm nhiệm, cơ chế để xử phạt còn phức tạp, chưa kể có những doanh nghiệp thực phẩm lớn đóng trên địa bàn thì khả năng tiếp cận của đội ngũ này vẫn chưa rõ.
Đồng quan điểm này, ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng cho rằng, trước hết cần tổ chức triển khai thí điểm đầy đủ, sau đó mới có thể đánh giá được chính xác hiệu quả của giải pháp này, nếu tốt sẽ đề xuất triển khai nhân rộng còn không thì phải tiếp tục tìm giải pháp mới. Việc giao quyền rất lớn cho lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện, xã, phường chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP tại cơ sở có sức răn đe mạnh hơn nhiều so với hiện nay. Tuy nhiên, cơ chế cho phép toàn bộ 100% số tiền xử phạt được giữ lại tại địa phương nếu không có biện pháp giám sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền lực, gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của người dân.
Theo thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, lần thí điểm này các đơn vị sẽ triển khai quyết liệt và phải có chuyển biến. Nếu dân vẫn còn phàn nàn về ATTP thì không được. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương không nên sa đà vào việc kiểm tra giấy phép, giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận tập huấn mà cần tập trung vào chất lượng ATTP. Đặc biệt, việc thực hiện phải theo đúng quy định pháp luật, không được lạm dụng để "hành dân", khiến dân bức xúc.
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành triển khai 13 cuộc thanh tra; trong đó, triển khai trong kỳ 8 cuộc, kỳ trước chuyển sang 5 cuộc. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm hơn 10.528,038 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 48 tổ chức, 65 cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC