Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đan Quế (thực hiện)
Thứ năm, 03/02/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Gắn bó với ngành Thanh tra và trưởng thành từ công tác thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Lê Sĩ Bảy mới đây vinh dự được Trưởng ban Nội chính Trung ương trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nội chính Đảng”. Trước thềm năm mới, Phó Tổng Thanh tra đã dành cho PV Báo Thanh tra cuộc trò chuyện ngắn.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy. Ảnh: Đan Quế
+ Thưa Phó Tổng Thanh tra, ông có thể chia sẻ đôi nét với cán bộ trong ngành về Kỷ niệm chương gần đây nhất ông được trao tặng, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nội chính Đảng”?
- Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy: Đối với cá nhân tôi đó là một Kỷ niệm chương có ý nghĩa đặc biệt. Thành tích cá nhân thì xin không bàn đến mà tôi muốn chia sẻ thêm về sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác thanh tra và công tác nội chính.
Hơn 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Tổng Bí thư, Ban Nội chính Trung ương và Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã thống nhất ban hành và triển khai thực hiện Quy chế Phối hợp trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Trong phát biểu tại cuộc họp sơ kết của Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong đã khẳng định, sự thực hiện Quy chế Phối hợp đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả đã góp phần quan trọng giúp hai cơ quan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào công cuộc PCTN, tiêu cực, được cả hệ thống chính trị và dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao.
Tổng Thanh tra cũng nhấn mạnh, việc thực hiện Quy chế Phối hợp đã thực sự tạo nhiều dấu ấn rõ nét mà điểm nổi bật là công tác xây dựng thể chế để từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, để "không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng”. Việc thực hiện Quy chế đã giúp cho công tác nội chính, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, góp phần siết chặt kỷ cương, kỷ luật của Đảng, hiệu lực thực thi pháp luật của Nhà nước; cùng với công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; tạo bước đột phá, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong PCTN, tiêu cực với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
Điểm sáng trong kết quả phối hợp về công tác xây dựng thể chế là hai cơ quan đã tiến hành tham khảo, chuẩn bị phương án xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trên cơ sở đó xây dựng và trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật PCTN 2018 sửa đổi cũng như quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật qui định chi tiết, hướng dẫn thi hành về tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, hai cơ quan cũng đã phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, tài liệu, tham gia ý kiến, cử công chức, lãnh đạo phối hợp khi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của mỗi cơ quan như công tác kiểm tra của Ban Nội chính Trung ương, công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN của TTCP. Đặc biệt, hai cơ quan phối hợp có hiệu quả trong công tác chuẩn bị nội dung, kế hoạch, tài liệu phục vụ cho các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo, nhất là đối với các vụ việc thanh tra, khiếu nại, tố cáo phức tạp, có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực được dư luận xã hội quan tâm.
Có thế nói, Quy chế Phối hợp đã góp phần giúp cho mỗi cơ quan thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn chức trách, nhiệm vụ của mình, qua đó khẳng định vị thế, vai trò trong cuộc đấu tranh PCTN, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm hiện nay, khi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN, tiêu cực, thưa Phó Tổng Thanh tra?
- Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy: Năm 2021, mặc dù có nhiều khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sâu sát, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị đã đồng lòng cùng toàn dân vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, an toàn, chăm lo đời sống của nhân dân, vừa tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, duy trì sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Công tác PCTN tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có mặt cao hơn năm trước, sự phối hợp đồng bộ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả; gắn PCTN với công tác tổ chức, cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN, tiêu cực.
Có thể nói, kết quả PCTN, tiêu cực đạt được như trên có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan khối nội chính, trong đó có Ban Nội chính Trung ương và TTCP. Sự phối hợp đồng bộ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực là một trong số các giải pháp tạo bước đột phá trong PCTN, tiêu cực.
Trong thời gian tới, trọng tâm công tác phối hợp cần gắn với các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về PCTN, tiêu cực, chú trọng thêm một số nội dung: Nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong tham mưu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN, tiêu cực; thanh tra; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là phối hợp trong phát hiện, kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực; về cơ chế. chính sách, pháp luật để “không thể tham nhũng," khuyến khích, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực.
Một là, phối hợp nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện thể chế về kiểm soát tài sản, thu nhập bảo đảm thực chất, hiệu quả, nhất là cơ chế xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà giải trình không hợp lý về nguồn gốc; cơ chế kiểm soát tài sản thu nhập của người bị xử lý về hành vi tham nhũng.
Hai là, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin giữa hai cơ quan về tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời tiếp tục tăng cường phối hợp nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp trao đổi nghiệp vụ, xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, cán bộ, công chức liêm chính….
Ba là, phối hợp tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 để tiếp tục hoàn thiện thể chế; Phối hợp trong tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế về PCTN tiêu cực, tập trung vào việc xây dựng Luật Thanh tra, Luật PCTN, tiêu cực theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nội chính, thanh tra, kiểm tra trong PCTN, tiêu cực; có cơ chế phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả.
Bốn là, cần phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra và xử lý sau thanh tra, tập trung vào các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí; đặc biệt là trong một số lĩnh vực, vụ việc mà dư luận quan tâm như mua sắm và quản lý tài sản, nhất là trang thiết bị, sinh phẩm y tế, quản lý tài chính công, tài sản công, chủ động nghiên cứu, đề xuất đưa các vụ việc nghiêm trọng vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo về PCTN, tiêu cực.
Năm là, phối hợp kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đặc biệt là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, ảnh hướng đến tình hình an ninh trật tự xã hội và phát triển kinh tế.
Sáu là, phối hợp chặt chẽ hơn, tốt hơn nữa trong công tác chuẩn bị cho các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí trên tinh thần chủ động đề xuất các vụ việc xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả PCTN, lãng phí; kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo và đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, xử lý trong tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các cơ quan.
+ Thưa Phó Tổng Thanh tra, trước đòi hỏi của nhiệm vụ trọng tâm ở trên, TTCP và ngành Thanh tra cần chủ động có những giải pháp gì?
- Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy: Trước hết phải khẳng định rằng, TTCP cần tiếp tục chỉ đạo ngành Thanh tra có phương án điều hành linh hoạt, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Trung ương, nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và địa phương về việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta đều biết rằng, khi thăm và làm việc tại TTCP, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thanh tra để phục vụ cho sự phát triển, thanh tra để phòng ngừa, để răn đe, để uốn nắn, để xử lý công bằng trước pháp luật. Thủ tướng nêu rõ, TTCP đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần kết luận nhiều vụ việc lớn, có tính chất đột phá, kéo dài nhiều năm, thu hồi nhiều tài sản, đóng góp chung vào thành tích chung của cả nước, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Có được kết quả đó là do TTCP bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có sự đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, quyết tâm của lãnh đạo, cán bộ, công chức và có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, địa phương.
Kế thừa các kết quả đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cán bộ thanh tra phải trong sáng, phải đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết, phải vô tư, khách quan, quang minh chính đại. Trong công tác thanh tra, làm việc nào phải dứt việc đó. Cần tăng cường công tác quản lý thanh tra, xử lý sau thanh tra, đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định. Tập trung thanh tra diện rộng nhưng cũng phải có trọng tâm trọng điểm. Rà soát, chắt lọc các vụ việc cụ thể để giải quyết cho dứt điểm.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật, không để kéo dài. Công tác tiếp công dân phải kiên trì, bản lĩnh, khách quan, đối thoại ngay từ cơ sở, công khai, minh bạch, giải quyết có tình, có lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Phải tôn trọng người dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, phải chân tình, có lý có tình. Phải coi trọng công tác thanh tra nội bộ, “thanh tra của thanh tra”, nếu không dễ xảy ra “dĩ hòa vi quý”…
Làm đúng và đủ các chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, khi khái quát lên ở tầm toàn ngành Thanh tra, chính là các giải pháp để ngành Thanh tra đạt kết quả cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Bởi lẽ, công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng, là một phương thức lãnh đạo của Đảng, là công cụ để thực hiện quyền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tiến hành kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình