Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 13/12/2023 - 22:29
(Thanh tra)- Chiều ngày 13/12, trong khuôn khổ chương trình tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nâng cao tại Việt Nam, Đoàn Cán bộ Cao cấp Thanh tra Campuchia do bà Hem Marina, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thanh tra, Bộ Thanh tra Campuchia làm Trưởng đoàn đã tham dự hội thảo trao đổi nghiệp vụ về hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TH
Về phía BIDV có ông Phạm Quang Tùng, Ủy viên Hội đồng Quản trị BIDV; phía Thanh tra Chính phủ có ông Trần Văn Mây, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế.
Thay mặt lãnh đạo BIDV, ông Phạm Quang Tùng, Ủy viên Hội đồng Quản trị BIDV chào mừng Đoàn Cán bộ Campuchia tham dự buổi hội thảo trao đổi nghiệp vụ tại ngân hàng.
Ông Tùng cho biết, được thành lập vào năm 1957, trải qua 66 năm phát triển và trưởng thành, đến nay BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Với mục tiêu kết nối thị trường tài chính Việt Nam - Campuchia góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, cầu nối giữa các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, kết nối các hoạt động thương mại, đầu tư góp phần phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại đầu tư giữa 2 nước, từ năm 2009, BIDV đã thành lập các hiện diện thương mại BIDV tại Campuchia trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC), Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khoán Campuchia - Việt Nam (CVS) và Văn phòng Đại diện BIDV tại Campuchia.
BIDC là ngân hàng có quy mô lớn tại Campuchia, chỉ tiêu hoạt động đến 30/11/2023 vốn điều lệ đạt 100 triệu USD; tổng tài sản đạt gần 900 triệu USD; lợi nhuận trước thuế đạt gần 5 triệu USD; đã đóng góp cho ngân sách Campuchia gần 17 triệu USD; tạo công ăn việc làm cho 300 cán bộ.
CVI đứng thứ 5/18 thị trường bảo hiểm tại Campuchia, đến ngày 30/11/2023 tổng tài sản đạt 16,85 triệu USD; lợi nhuận trước thuế đạt 424 nghìn USD; đóng góp cho ngân sách nhà nước Campuchia gần 5 triệu USD; tạo công ăn việc làm cho 60 cán bộ.
Văn phòng Đại diện BIDV tại Campuchia đã xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của BIDV, triển khai các hoạt động an sinh xã hội của BIDV tại thị trường, thúc đẩy quan hệ đầu tư- thương mại giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia.
Đặc biệt, BIDV chú trọng thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại Campuchia với tổng giá trị hỗ trợ an sinh xã hội đạt gần 8 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực y tế, hỗ trợ phòng, chống dịch Covid, hỗ trợ người nghèo, cứu trợ thiên tai. Các hoạt động văn hóa, xã hội khác… nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị gắn bó giữa nhân dân 2 nước. Qua đó tăng cường nhận diện, quảng bá hình ảnh của BIDV và các hiện diện thương mại của BIDV tại Campuchia.
Với những kết quả đạt được, BIDV/BIDC đã vinh dự được trao tặng Huân chương Hoàng gia Hạng Nhất do Quốc vương Campuchia tặng năm 2012; Huân chương Đại tướng quân hạng MOHA SEREIVATH - hạng cao quý nhất năm 2015; Huân chương MONISAPAPHOAN hạng MOHA SEREIVATH - hạng cao quý nhất năm 2017; Huân chương MONISAPAPHOAN hạng ASARITH - hạng cao quý nhất năm 2019 và Huân chương SAHAMEREI HANG MOHASENA của Quốc Vương Campuchia nhân dịp kỷ miệm 65 năm thành lập BIDV năm 2022...
Vừa qua, ngày 3/12/2023, tại Campuchia đã diễn ra công bố chính thức sự kiện kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR Việt Nam - Campuchia, trong đó BIDV là 1 trong 3 ngân hàng đầu tiên thành công kết nối thanh toán liên thông cho khách hàng thông qua mã QR. Từ nay, khách và người dân tại hai quốc gia có thể thực hiện quét mã QR để thanh toán hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn bảo mật tại các điểm chấp nhận thanh toán Campuchia QR (KHQR), giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đổi ngoại tệ.
Trong thời gian tới, BIDV xác định Campuchia là thị trường trọng điểm mang tính chiến lược lâu dài, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, đầu tư, chính trị, thương mại, văn hóa, an ninh quốc phòng giữa 2 nước. Tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư tại thị trường Campuchia, bám sát các chủ trương, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, ủy ban hợp tác 2 nước; củng cố, tăng cường vị thế của các hiện diện thương mại BIDV (BIDC, CVI) trên thị trường Campuchia, hoàn thành tốt vai trò kết nối thị trường tài chính - ngân hàng 2 nước; tiếp tục thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, phát triển cộng đồng đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Campuchia.
Tại hội thảo, Đoàn Cán bộ Thanh tra Campuchia đã được nghe các đại diện BIDV chia sẻ về hệ thống kiểm soát nội bộ tại BIDV.
Theo đó, BIDV xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước gồm 3 tuyến bảo vệ độc lập gồm: Tuyến bảo vệ thứ nhất là các đơn vị thực hiện các chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro như bộ phận kinh doanh, các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác. Tuyến bảo vệ thứ hai: Bao gồm các đơn vị thực hiện các chức năng xây dựng chính sách, quy định nội bộ về quản lý rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật như bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận tuân thủ. Tuyến bảo vệ thứ ba: Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ (Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát).
Bên cạnh đó, BIDV cũng xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản nội bộ, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với tất cả các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin một cách thông suốt, đầy đủ, chính xác và kịp thời. Duy trì giám sát thường xuyên và toàn diện quản lý cấp cao đối với tất cả các hoạt động gồm giám sát của Hội đồng Quản trị, giám sát của Ban Kiểm soát, giám sát của Ban Điều hành.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của BIDV được xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật và tiệm cận thông lệ quốc tế; đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Cảm ơn những chia sẻ về hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp tại BIDV, bà Hem Marina, Trưởng đoàn, khẳng định những nội dung mà đoàn được nghe sẽ rất hữu ích để học hỏi kinh nghiệm trong việc kiểm soát, kiểm tra nội bộ và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp tại Campuchia.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên