00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề cao trách nhiệm của cán bộ thanh tra khi thực hiện công vụ

Kim Thành

Thứ năm, 27/03/2025 - 19:51

(Thanh tra) - Chiều 27/3, Thanh tra thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Kim Thành

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng Thanh tra thành phố Đoàn Ngọc Thưởng cho biết một số điểm mới của dự thảo Luật Thanh tra 2025 so sánh một số điều của Luật Thanh tra năm 2022 quy định. Đồng thời, góp ý bổ sung thêm đối tượng thanh tra cho phù hợp với thực tế hiện nay không còn thanh tra chuyên ngành; bổ sung thêm 1 điểm, cụ thể: Tại điểm c, Khoản 1: đề nghị bổ sung thêm đối tượng là “các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn”, sửa thành “Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của các sở, ngành địa phương và các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn”.

Chánh Văn phòng Thanh tra thành phố Hải Phòng Đoàn Ngọc Thưởng phát biểu. Ảnh: KT

Tại điểm d, Khoản 1; đề nghị sửa thành: Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp do UBND các cấp đại diện chủ sở hữu; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh (trừ pháp luật đã có cơ quan thanh tra như: Công an, Quân sự, Ngân hàng, Cơ yếu và theo điều ước Quốc tế phải thành lập thanh tra); nhằm phục vụ việc quản lý Nhà nước của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, hạn chế.

Bổ sung thêm khoản l: “Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, UBND cấp cơ sở và các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, số liệu… phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra”.

Trưởng Phòng Nghiệp vụ 4, Thanh tra thành phố Hải Phòng Hồ Thị Nga phát biểu. Ảnh: KT

Trưởng Phòng Nghiệp vụ 4, Thanh tra thành phố Hồ Thị Nga góp ý tại Điều 14, Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh: Tại khoản 1 “Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra...” đề nghị bổ sung thành “Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thanh tra…” để phù hợp với quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 38 và Điều 32 của dự thảo.

Tại khoản 3, đề nghị bổ sung nội dung: “Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền”, sửa lại là “Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;” để phù hợp với điểm q, khoản 1, Điều 38 của dự thảo về “Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra”, vì Chánh Thanh tra tỉnh là người ra quyết định thanh tra.

Góp ý Điều 16 tổ chức của Thanh tra tỉnh: Tại Khoản 1, đề nghị điều chỉnh lại: Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên, công chức và người lao động.

Lý do: Công chức mới tuyển dụng hoặc từ cơ quan khác chuyển đến công tác tại Thanh tra tỉnh sẽ chưa đủ điều kiện để bổ nhiệm Thanh tra viên ngay khi mới tuyển dụng, hoặc tiếp nhận; mặt khác tại cơ quan Thanh tra tỉnh, ngoài đội ngũ Thanh tra viên còn có một số hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ để làm công tác phục vụ (như lái xe, bảo vệ...).

Tại Điều 19, đề nghị bổ sung cụm từ “làm việc” vào sau các mốc thời gian quy định cho thời hạn thanh tra, nhằm đảm bảo các thời hạn nêu trong quy định là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Tại điểm b, Khoản 1, Điều 24: sửa từ "sai lầm" thành "sai sót".

Tại Khoản 1, Điều 35 có quy định “Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành”. Đề nghị điều chỉnh lại thành “Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ phải được thẩm định trước khi ký ban hành, dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh phải được thẩm định đối với các cuộc thanh tra có phạm vi rộng, nội dung phức tạp do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định”.

Đề nghị điều chỉnh, sửa đổi nội dung tại khoản 4, Điều 36 quy định về ban hành kết luận thanh tra, cụ thể: Bỏ cụm từ “Trước khi công khai kết luận thanh tra” tại khoản 4, viết lại như sau: “Người ra quyết định thanh tra có thể sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra đã ban hành để bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi”. Lý do: bổ sung cơ sở pháp lý để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số kết luận thanh tra đã công khai, tuy nhiên vẫn còn một số sai sót như thể thức trình bày, đơn vị tính… mà không thuộc đối tượng thanh tra lại theo quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra sửa đổi.

Tại điểm k, khoản 1, Điều 39 và điểm c, Khoản 1, Điều 40 về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra; đề nghị điều chỉnh, bổ sung đầy đủ là: “Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Lý do: không bỏ sót trường hợp: trong quá trình thanh tra, gặp một số vụ việc vượt quá thẩm quyền thì phải kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Đề nghị dự thảo quy định chi tiết cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm các quy định của Luật Thanh tra, ví dụ như đối tượng thanh tra không cung cấp hồ sơ, không thực hiện kết luận thanh tra hoặc thực hiện không đầy đủ, thành viên đoàn thanh tra vi phạm các điều cấm... để tạo khung pháp lý thực hiện thanh tra.

Đối với dự thảo Nghị định: Tại khoản 2, Điều 10: kiến nghị sửa thành “được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định của pháp luật khác có liên quan”.

Tại điểm b, khoản 2, Điều 20 đề xuất tăng mức trích từ khoản thu hồi qua thanh tra, cụ thể viết lại như sau: “... được trích 30% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nước với số nộp đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã nộp ngân sách Nhà nước với số nộp từ trên 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách đối với số nộp từ trên 30 tỷ đồng/năm”. Lý do: kế thừa Luật Thanh tra năm 2022, đối với Thanh tra tỉnh khi chưa thực hiện chức năng của Thanh tra sở, ngành đã quy định mức trích này, đối với dự thảo Luật mới Thanh tra tỉnh thực hiện thêm chức năng của Thanh tra sở, ngành nên đề xuất nâng mức được trích lên cho phù hợp với biên chế dự kiến.

Phó Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Vũ Anh Thư phát biểu. Ảnh: KT

Kết luận hội nghị, Phó Chánh Thanh tra thành phố Vũ Anh Thư phát biểu, Thanh tra thành phố đã nhận được 18 góp ý về Luật Thanh tra, Nghị định tại hội nghị, Thanh tra thành phố sẽ tổng hợp các góp ý của các đồng chí rồi soạn thảo văn bản trình UBND thành phố và gửi Thanh tra Chính phủ những đóng góp về dự thảo Luật Thanh tra, Nghị định xem xét.  

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam thành lập Văn phòng Thanh tra, kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Tam Quang

Quảng Nam thành lập Văn phòng Thanh tra, kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Tam Quang

(Thanh tra) - Ông Bùi Ngọc Ảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành Quyết định thành lập Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Tam Quang, huyện Núi Thành. Đây là bước tiến quan trọng trong công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác thủy sản, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và góp phần chấm dứt tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Lâm Ánh

17:48 31/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm