Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/04/2015 - 07:49
(Thanh tra) - Năm 2014, huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên tiếp 278 lượt, 285 người với 278 vụ việc, không có đoàn đông người. Trong đó, 269/278 vụ việc được giải quyết dứt điểm bằng hòa giải và trả lời trực tiếp, không có tình trạng tái khiếu, khiếu nại (KN), tố cáo kéo dài, vượt cấp.
Thanh tra huyện Mường Ẳng triển khai công tác. Ảnh: Hồng Bài
Nhìn nhận đúng nguyên nhân
Mường Ẳng có 3 dân tộc thiểu số: Thái, HMông, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có lối sống, phong tục, tập quán khác nhau. Nhìn chung, nhận thức về pháp luật còn thấp, không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu, tính tự ti, bảo thủ, trông chờ, ỷ nại còn nặng nề. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn chiếm trên 50%, có xã trên 70%.
Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cấp xã trình độ thấp, phần lớn mới học hết THCS, có người mới học hết bậc tiểu học, trình độ chuyên môn chưa được đào tạo cơ bản. Vì vậy, cấp trên bảo sao thì làm vậy, việc dễ thì làm, khó thì bỏ, hoặc báo cáo cấp trên. Cơ bản, phần nhiều đội ngũ cán bộ cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính, điều hành hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong khi đó, cấp xã hiện nay được Đảng, Nhà nước đầu tư nhiều chương trình, dự án với nguồn kinh phí lớn, người dân được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Đảng, Chính phủ. Có thể do trình độ năng lực hạn chế, dẫn đến sai phạm, nhưng phần lớn là do phẩm chất, đạo đức của người cán bộ thiếu rèn luyện dẫn đến sai phạm, xâm hại đến quyền lợi chính đáng của người dân.
Chánh Thanh tra huyện Mường Ẳng Đỗ Đức Lợi nhấn mạnh: Đặc thù trên là nguyên nhân dẫn đến các vụ việc KN, TC. Do trình độ hạn chế nên chính quyền xã chỉ đạo, điều hành công việc bằng miệng; đồng bào KN, TC bằng miệng; giải quyết vụ việc bằng miệng; phạt hành chính cũng bằng miệng. Nguy hại nhất là khi giải quyết vụ việc KN, TC của công dân, không công tâm, minh bạch, dân chủ, làm cho người dân bức xúc, từ đó dẫn đến KN đông người, vượt cấp.
Ông Đỗ Đức Lợi còn chỉ ra một nguyên nhân nữa dẫn đến KN, TC ở Mường Ẳng, đó là, công tác tuyên truyền Luật KN, Luật TC đến với người dân chưa sâu rộng. Ngược lại, sự tiếp thu, hiểu biết, thực hiện Luật KN, Luật TC của đồng bào còn hạn chế, vì vậy dẫn đến tình trạng KN không đúng cơ quan có thẩm quyền. Vai trò trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các xã, một số phòng, ban chuyên môn trong công tác giải quyết KN, TC chưa kịp thời, dứt điểm, chưa đúng trình tự, thủ tục.
Phải “chiếm” được lòng dân
Nội dung KN,TC, kiến nghị của đồng bào chủ yếu là phản ánh về các vi phạm của cán bộ, như: Lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn để vụ lợi cá nhân; cán bộ lợi dụng đồng bào không biết chữ phải điểm chỉ vào các bảng kê lập khống, nói một đằng, làm một nẻo, bớt xén chế độ, nợ tiền công lao động của đồng bào khi tham gia xây dựng các công trình ở địa phương; chất lượng công trình, chưa bàn giao sử dụng đã hỏng. Bên cạnh đó là TC cán bộ thôn, cán bộ xã cục bộ địa phương, kéo bè phái, hống hách, dọa nạt nhân dân, phân phối không công bằng giữa các dòng họ, các dân tộc, như việc bình xét hộ nghèo...
Các vụ khiếu kiện của đồng bào thường lôi kéo cả dòng họ, đông người tham gia. Nếu giải quyết không thấu tình đạt lý, dễ dẫn đến xô xát giữa hai nhóm người, tạo ra mối thù hận nhiều năm trong bản, khó hàn gắn được tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp như trước. Điển hình như bản Pú Súa, xã Ăng Cang.
Tâm lý của đồng bào, khi có việc bức xúc phải KN, thường tìm gặp (kể cả đến nhà riêng) người cùng dân tộc, người có chức vụ cao nhất, người có uy tín làm việc ở cấp trên cơ sở để phản ánh. Vì vậy, khi cán bộ được cử đến thanh tra, giải quyết KN, TC, nếu chưa “chiếm” được lòng dân thì đồng bào lắc đầu, không hợp tác.
Đơn cử như vụ KN của ông Thào A Dơ, bản Pú Khớ, xã Ẳng Cang. Ông Khớ TC ông Mùa Sua Ly (người cùng bản) phá rừng đầu nguồn làm nương. Khi cán bộ kiểm lâm và cán bộ xã Ẳng Cang đến thẩm tra, xác minh, giải quyết, ông Thào A Dơ đồng ý chấp thuận với cách giải quyết của cán bộ. Sau đó, ông Dơ lại kéo nhiều người trong dòng họ lên UBND huyện TC tiếp, với cái lý "các cán bộ giải quyết nhưng chưa bắt ông Ly đi tù thì mình không nhất trí".
Lấy hòa giải làm đầu
Ở các huyện vùng thấp, các tranh chấp dân sự, nếu hòa giải không thành thì được giải quyết tại tòa án và bản án có hiệu lực là cái "gậy" để thi hành. Riêng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số như Mường Ẳng, phải giải quyết theo lệ làng, theo tập quán của từng dân tộc, dòng họ là chủ yếu. Nếu vụ việc được tòa thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, nhưng đồng bào không đồng ý, thì sau đó thường xảy ra các vụ án hình sự với cách thức hành xử theo kiểu "luật rừng". Vì vậy, Thanh tra huyện Mường Ẳng luôn đặt mục tiêu, giải quyết KN, TC phải lấy hòa giải là khâu đầu tiên, quan trọng nhất. Giải quyết vụ việc đúng pháp luật, nhưng người KN, dòng họ của người KN phải tâm phục, khẩu phục, "sáng cái đầu, ưng cái bụng", như vậy sẽ giữ được kỷ cương phép nước, đồng thời giữ được tình đoàn kết giữa các dòng họ, các bản, các dân tộc với nhau.
Ông Lợi cho biết: Vấn đề khó khăn nhất hiện nay trong giải quyết KN, TC vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mường Ẳng là ngôn ngữ bất đồng. Một số các bộ thanh tra có biết chút ít tiếng dân tộc, nhưng chỉ dùng trong giao tiếp, không thể diễn đạt được các ngôn ngữ pháp lý. Vì vậy, cùng với việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, Thanh tra Mường Ẳng rất coi trọng bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng công tác dân vận cho cán bộ trong cơ quan và cán bộ địa phương. Người cán bộ thanh tra giỏi, phải là người dân vận khéo. Khi nhận nhiệm vụ đi xác minh, giải quyết KN, TC, người cán bộ thanh tra phải biết dựa vào dân, phải chiếm được tình cảm, lòng tin của đồng bào, phải biết tiếng dân tộc, hiểu phong tục tập quán của mỗi dân tộc; đồng bào ăn gì ta ăn theo; đồng bào ở sao ta ở vậy; thăm hỏi người già, chia quà cho trẻ.
Chánh Thanh tra Đỗ Đức Lợi chốt lại: Người giải quyết KN, TC phải biết tổng hợp, phân tích, đánh giá, am hiểu tình hình xã hội, thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín trong bản, trong dòng họ để giải quyết, hạn chế việc áp dụng các biện pháp mang tính hành chính. Dựa vào dân, sẽ phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh các phần tử cơ hội chính trị, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số để gây rối, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bám sát chương trình, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Qua thực hiện phong trào thi đua đã đạt được những kết quả quan trọng về nhiệm vụ chuyên môn.
Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải