Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/12/2018 - 13:46
(Thanh tra)- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&H) vừa ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
Ảnh: Internet
Mục đích của việc phối hợp nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn vệ sinh lao động. Đảm bảo hành vi vi phạm pháp luật về lao động an toàn, vệ sinh lao động phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Theo quy định tại Thông tư này, trình tự thanh tra lao động, an toàn vệ sinh lao động đột xuất tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính được thực hiện như sau:
Trong thời gian tối đa 4 giờ kể từ khi có cơ sở cho rằng thông tin, tài liệu có liên quan tới các vụ xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH hoặc Giám đốc Sở LĐTB&XH nơi xảy ra vụ việc thông báo bằng một trong các hình thức e-mail, điện thoại, fax đến đơn vị làm đầu mối tại các cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) để xác nhận việc tham gia đoàn thanh tra.
Tiếp đó, trong thời gian tối đa 4 giờ kể từ khi thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan biết có hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn vệ sinh lao động xảy ra trên địa bàn và đề nghị cử người tham gia đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH hoặc Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra.
Trong thời gian tối đa 12 giờ kể từ khi ký Quyết định thanh tra đột xuất, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố Quyết định thanh tra, đồng thời triển khai thanh tra tại nơi xảy ra vi phạm, thực hiện hoặc kiến nghị thực hiện các biện pháp xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thông tư này cũng quy định cơ chế phối hợp và trách nhiệm giữa các bên có liên quan. Cụ thể: Giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở Trung ương với cơ quan chức năng ở Trung ương: Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều người lao động, Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH phải thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan ở Trung ương. Cơ quan được thông báo cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc. Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH ban hành Quyết định thanh tra theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trường hợp cần thiết, Bộ LĐTB&XH ban hành quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật.
Giữa cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp Trung ương và địa phương: Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều người lao động mà không cần thiết phải thành lập đoàn thanh tra cấp Trung ương thì Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH thông báo kịp thời bằng văn bản hoặc qua điện thoại, thư điện tử, fax đến Giám đốc Sở LĐTB&XH nơi xảy ra vụ việc để thực hiện thanh tra. Sở LĐTB&XH tiến hành các hoạt động phối hợp theo quy định tại Điều 8 Thông tư này và tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Giữa các cơ quan tại địa phương: Khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn có thể ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động hoặc khi nhận được chỉ đạo của Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH hội thì bằng cách nhanh nhất, Giám đốc Sở LĐTB&XH phải thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) trên địa bàn tỉnh. Cơ quan được thông báo cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc. Giám đốc Sở LĐTB&XH hoặc Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật.
Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Theo thống kê của Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTB&XH), thời gian qua, công tác quản lý về an toàn lao động dù đã được tăng cường, các đơn vị sử dụng lao động cũng nâng cao ý thức trong đảm bảo an toàn cho người lao động nhưng số vụ tai nạn lao động vẫn ở mức cao, đặc biệt nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hành chính. Nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn lao động là do sự chủ quan của người sử dụng lao động, như: Không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động, thiết bị không đảm bảo an toàn lao động; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động... Tại một số địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước còn chậm trễ trong việc thống kê, báo cáo số vụ tai nạn lao động, đặc biệt là khu vực không có hợp đồng lao động, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra không thường xuyên và đúng trọng điểm, xử lý vi phạm còn chậm, ít truy cứu trách nhiệm hình sự với những vụ nghiêm trọng nên chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa nguy cơ vi phạm dẫn tới tai nạn. |
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC