Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính

Thứ sáu, 27/05/2016 - 09:28

(Thanh tra)- Theo thống kê của Viện Sức khỏe Môi trường Y tế, cả nước có khoảng 500.000 người có giới tính không trùng với giới tính hiện có, cơ thể bề ngoài là nam nhưng thực chất là nữ và ngược lại.

Người chuyển giới mong chờ luật. Ảnh: Phương Anh

Vì pháp luật Việt Nam chưa cho phép nên những người có nhu cầu chuyển giới buộc phải ra nước ngoài thực hiện. Đến nay, ước tính có khoảng 1.000 người Việt Nam đã chuyển đổi giới tính ở nước ngoài, phần lớn phẫu thuật chui nên chịu nhiều tốn kém về kinh tế, nguy cơ rủi ro cao về sức khỏe.

Đơn độc vì không được là chính mình

Sức khỏe giảm sút, nguy cơ rủi ro và tuổi thọ giảm. Người chuyển giới phải dùng hoóc môn thường xuyên trong suốt cuộc đời nhưng hiện hoóc môn không được phép lưu hành, không được bác sĩ ở Việt Nam tư vấn, khám và điều trị, nên đã có người tử vong do sử dụng quá liều, hoặc phải sử dụng hoóc môn trôi nổi mà không biết chất lượng ra sao.

Bạn Nguyễn Minh Q, giảng viên một trường đại học ở phía Nam chia sẻ: Tốt nghiệp một trường đại học có tiếng, với tấm bằng hạng khá, mặc dù có đầy đủ các tiêu chí cần thiết khi đi xin việc nhưng 2 năm liền vẫn không được cơ quan nào nhận vào làm vì “e không phù hợp với văn hóa của công ty”. Để hòa nhập, Q phải tìm cách nâng trọng lượng mình từ 45kg lên 70kg, học cách đàn ông đi đứng, cư xử và làm theo.  Mong muốn của Q là nhà nước sớm có các điều luật xác định lại giới tính cho người chuyển giới trước tuổi dậy thì, để họ kịp sống với giới tính thực.

Hay như Hy Sa B, Hoa hậu Chuyển giới đầu tiên của Việt Nam 2015, người chuyển giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì sự kỳ thị của mọi người. Ngay từ nhỏ Hy Sa B đã không được gia đình ủng hộ, lớn lên không có nhiều điều kiện tìm việc làm và rất khó được thừa nhận để làm những việc lớn trong xã hội.

Còn theo bạn Chu Thanh Hà (Hà Nội), dù phát hiện giới tính thật của mình là nam từ ngày còn bé nhưng mãi đến năm 23 tuổi, mới dám công khai giới tính. Hà đã phẫu thuật chuyển giới tính từ nữ sang nam tại Thái Lan, hàng tháng phải tiêm hoóc môn nhưng tại Việt Nam không bán loại thuốc này. Không y tá, bác sĩ nào dám cho Hà sử dụng và tiêm thuốc cho Hà vì pháp luật không cho phép. Do vậy, Hà phải đặt thuốc từ nước ngoài và tự tay tiêm cho mình. Những mũi tiêm đau đớn, nguy cơ biến chứng xảy ra vì không có kỹ thuật tiêm khiến Hà luôn cảm thấy lo sợ. “Tôi chờ đợi được sử dụng dịch vụ y tế hợp pháp, chờ đợi được pháp luật công nhận...”, Thanh Hà hy vọng.

Mong chờ Luật

Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), dù luật chưa cho phép nhưng vẫn có rất nhiều người cố tình tìm sang nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Do vậy, nguy cơ rủi ro cao khi họ phải phẫu thuật ở những cơ sở “chui”. Bên cạnh đó là những ẩn họa khác từ việc tự mách nhau sử dụng thuốc nội tiết, hoóc môn…

Chuyển giới đã và đang thực sự là một nhu cầu có thực và đang được pháp luật nước ta thừa nhận quyền này. Tuy vậy, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết để quyền này được thực thi trong cuộc sống. Nếu không được chuyển giới, họ sẽ không được sống với cảm xúc thật của chính mình. Nếu không được phẫu thuật trong nước mà phải ra nước ngoài chuyển giới sẽ rất tốn kém.

Chi phí phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại các bệnh viện uy tín trên thế giới rất cao. Để phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam tốn khoảng 30.000 USD, từ nam sang nữ khoảng 35.000 USD, chưa kể các dịch vụ khác như liệu pháp hoóc môn, thay đổi giọng nói, phẫu thuật thẩm mỹ... Trong khi đó, nếu thực hiện kỹ thuật này trong nước, mỗi ca chỉ hết khoảng 40 triệu đồng.

“Dù chưa có khảo sát về nhu cầu chuyển đổi giới tính nhưng thực tế cho thấy nhiều người đã chấp nhận các nguy cơ về sức khỏe, như: đau đớn, giảm tuổi thọ, mất khả năng sinh sản... để được chuyển giới, được sống với chính mình. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi chuyển đổi giới tính, chấp nhận liệu trình sử dụng hoóc môn hằng ngày, người chuyển giới đã tự tước đi 20 năm được sống của mình. Ngoài ra, có rất nhiều thiệt thòi khác tác động trực tiếp đến người chuyển đổi giới tính nhưng họ vẫn chấp nhận, vẫn muốn được sống thực với giới tính mong muốn của mình”, ông Quang khẳng định.

Bộ Y tế cho rằng, dù Việt Nam hoàn toàn làm chủ được các kỹ thuật về y học, nhưng để thực hiện được việc chuyển đổi giới tính cần phải xây dựng có đạo luật riêng, đó là Luật Chuyển đổi giới tính.

Để chuẩn bị cho việc Bộ luật Dân sự 2015 sắp có hiệu lực, trong đó có điều luật cho phép chuyển đổi giới tính, Quốc hội đã giao cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính. Theo lộ trình, dự án luật sẽ xây dựng và trình Chính phủ vào năm 2018. Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và thông qua cuối năm 2018 đầu năm 2019. Nếu được thông qua, đây sẽ là một trong những bộ luật mang đầy tính nhân văn của Việt Nam.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm