Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ sáu, 05/11/2021 - 16:25
(Thanh tra)- Huyện miền núi Như Xuân nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 543,7km2, dân số khoảng hơn 72.000 người. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc sinh sống, gồm: Kinh, Thái, Thổ, Mường, Tày. Đồng bào sinh sống dọc theo quốc lộ 45 và đường Hồ Chí Minh.
Huyện miền núi Như Xuân làm tốt công tác tuyên truyền trên các pa nô, áp phích, giúp đồng bào DTTS hiểu rõ hơn về hoạt động đa cấp trái phép. Ảnh: VT
Thực hiện Kế hoạch 41/KH-UBND ngày 3/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; này 10/5/2021, UBND huyện Như Xuân đã ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền việc triển khai.
Mục đích của Đề án thông qua công tác tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và nhận thức của đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hiểu đúng về hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp, phân biệt các loại hoạt động đa cấp hợp pháp và bán hàng đa cấp trái pháp luật; nắm bắt được trách nhiệm rủi ro pháp lý của các cá nhân khi lôi kéo, dụ dỗ đồng bào, người thân tham gia các loại hình đa cấp trá hình.
Tăng cường cảnh báo về các trường hợp kinh doanh theo hướng đa cấp không phép, đa cấp trá hình nhằm hạn chế nguy cơ đồng bào các DTTS tham gia vào hệ thống này.
Thông tin tuyên truyền để cán bộ, đảng viên có trách nhiệm phổ biến, vận động đồng bào, người thân trong gia đình và cộng đồng nâng cao ý thức cảnh giác bảo vệ tài sản, tránh bị lôi kéo tham gia hoặc bị phần tử xấu lợi dụng thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp không phép, đa cấp trá hình.
Từ khi triển khai kế hoạch của Đề án, các hình thức tuyên truyền, thông tin đến đồng bào được triển khai thường xuyên, rộng rãi, đa dạng hóa, linh hoạt, hiệu quả, tạo được sự đồng thuận và được đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Như Xuân nắm bắt, phòng tránh.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết: Từ khi triển khai thực hiện Đề án, địa phương đã tổ chức thông tin, tuyên truyền về các nghị định, chỉ thị, kế hoạch của Trung ương và địa phương về hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó tập trung tuyên truyền Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Thông tư số 10/2018/TT-BCT ngày 24/5/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP; Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngoài ra, huyện Như Xuân còn tuyên truyền, phổ biến đến đồng bào các DTTS Quyết định số 2837/QĐ-BCT ngày 5/11/2020 của Bộ Công thương về việc ban hành Đề án Tăng cường phương thức đa cấp giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 41/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên truyền, cảnh báo về các trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép, đa cấp trá hình, các hiện tượng, dấu hiệu vi phạm của các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức đa cấp trái phép nhằm nâng cao cảnh giác cho đồng bào, đặc biệt là các đối tượng là người cao tuổi trên địa bàn huyện, nhằm hạn chế nguy cơ đồng bào tham gia vào các hệ thống này dẫn đến các hiện tượng tiêu cực, thiệt hại về kinh tế, gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn huyện.
Theo đó, công bố, công khai và cập nhật thường xuyên danh sách các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo tới đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Các hình thức tuyên truyền được huyện Như Xuân xây dựng theo chuyên đề, chuyên mục, đưa tin, bài, phóng sự trên hệ thống phát thanh truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở và trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. Thông qua các hội nghị, hội thảo, trao đổi, thảo luận, lồng ghép thông tin tuyên truyền trong các cuộc sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng dân cư để tuyên truyền.
Đặt hàng sản xuất các phóng sự, chuyên đề phát trên kênh sóng của đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, pa nô, bảng tin, khẩu hiệu, băng zôn.
Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, huyện Như Xuân đã tổ chức tập huấn tuyên truyền về bán hàng đa cấp cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
Qua một thời gian ngắn triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Như Xuân, đồng bào các DTTS, các bản, làng, thôn ở những xã vùng sâu, vùng xa đã phần nào nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bán hàng đa cấp, trong đó hiểu rõ hơn về các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu kinh doanh, bán hàng đa cấp trái phép.
Hiện nay, Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch đang tích cực phối hợp với chính quyền các xã lồng ghép, đa dạng hóa công tác tuyên truyền để đồng bào trên địa bàn hiểu sâu hơn nữa về việc kinh doanh, bán hàng đa cấp trái phép để phòng tránh.
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện vùng cao Mường Lát xảy ra tình trạng đồng bào Mông tham gia hoạt động đa cấp. Sau khi có thông tin, ngày 8/9/2021, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có chỉ đạo về việc kiểm tra, xác minh hoạt động kinh doanh đa cấp trên địa bàn huyện vùng cao Mường Lát.
Bước đầu, xác định hoạt động đầu tư của một bộ phận người dân tộc Mông trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra theo 2 hình thức.
Đầu tư đồng tiền ảo TRON (TRX) trên mạng internet có 35 người Mông đang tham gia, chủ yếu là phụ nữ và chia thành các nhóm, gồm nhóm bản Suối Phái, xã Tam Chung có 28 người (do Vàng A Chu đứng đầu); nhóm xã Pù Nhi có 3 người (do Lâu Văn Gấu đứng đầu); nhóm bản Suối Lóng, xã Tam Chung có 4 người (do Sùng Thị Cợ đứng đầu). Các nhóm trên tham gia theo cùng một đối tượng đứng đầu là Kouher Koukham (ở thành phố Viêng Chăn, Lào).
Cách thức vận hành của hình thức này là mỗi người tham gia đóng 1 khoản tiền dao động từ 1 đến 2 triệu đồng, tùy thuộc vào tỷ lệ quy đổi giữa tiền Việt Nam đồng và đồng tiền ảo để mua được 510 TRX; sau khi đóng tiền, người tham gia sẽ lập 1 ví tiền ảo Klever với mã số riêng, khi người tham gia lôi kéo được người khác sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng từ người sau đóng góp theo hình thức đa cấp dạng bậc thang, số tiền hoa hồng này sẽ được chuyển về ví điện tử của người tham gia.
Đáng chú ý, nếu người tham gia không giới thiệu được người khác cùng chơi theo sẽ mất số tiền đóng ban đầu.
Đầu tư thông qua Công ty Vitae, hiện có 42 người dân tộc Mông tham gia, chủ yếu là các cặp vợ chồng ở các bản Pha Đén (xã Pù Nhi) và Pa Búa (xã Trung Lý).
Sau một thời gian hoạt động, đến tháng 7/2020, Công ty Vitae tuyên bố phá sản nên người tham gia bị mất số tiền đã nộp, dẫn đến hệ lụy mâu thuẫn giữa những người tham gia và người thân, họ hàng khi lôi kéo họ tham gia.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương