Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 01/06/2019 - 12:19
(Thanh tra) - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an vừa phối hợp cùng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam triển khai áp dụng Hệ thống tra cứu thông tin xe vi phạm trên toàn quốc thông qua trang thông tin điện tử của Cục CSGT (website CSGT địa chỉ http://www.csgt.vn) nhằm thông báo, chia sẻ thông tin về giấy phép lái xe (GPLX), phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát.
Hệ thống tra cứu phương tiện vi phạm hiện đang chạy thử nghiệm. Ảnh: BCA
Khii tra cứu vào Hệ thống, người lái xe và chủ phương tiện sẽ được cung cấp thông tin về biển số xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm và địa chỉ, số điện thoại để liên hệ giải quyết xử lý tại các đơn vị Công an nơi phát hiện vi phạm.
Đối với thông tin về phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát, bên cạnh việc xử phạt trực tiếp, gửi thông báo cho chủ xe, thông báo qua hệ thống đăng kiểm, lực lượng CSGT sẽ tiến hành thông báo những vi phạm trật tự, an toàn giao thông được phát hiện qua hệ thống camera giám sát giao thông trong toàn quốc lên Hệ thống.
Thông qua Hệ thống, lực lượng CSGT cả nước sẽ chia sẻ thông tin dữ liệu về các trường hợp GPLX đang bị tước và tạm giữ quá thời hạn (trường hợp không đến chấp hành quyết định xử phạt) tại cơ quan CSGT để Tổng cục Đường bộ Việt Nam tra cứu thông tin, phục vụ công tác cấp đổi GPLX.
Đồng thời, thông qua Hệ thống tra cứu này, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cũng chia sẻ dữ liệu quản lý GPLX cho lực lượng CSGT để phục vụ công tác nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.
Việc trao đổi thông tin giữa hai đơn vị thông qua ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý người lái xe trong tình hình hiện nay.
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam sẽ cập nhật tất cả những dữ liệu của một lái xe từ khi bắt đầu học lấy GPLX đến khi ra hành nghề lái xe. Tất cả quá trình này nếu lái xe vi phạm uống rượu, sử dụng ma tuý… đều được cập nhật qua hệ thống.
Theo Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT, việc tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT trên đường đối với các phương tiện vi phạm khi tra cứu phần mềm sẽ biết ngay người điều khiển phương tiện đó có GPLX như thế nào, thật giả, các hạng được lái…
Ngược lại, cơ quan quản lý cấp GPLX khi tra vào sẽ biết được ngay tình trạng GPLX của người này đang bị CSGT tạm giữ, xử lý vi phạm hay không. Quan trọng là hoàn thiện hành lang pháp lý để pháp lý hóa việc tra cứu đối với phương tiện vi phạm trên cả nước.
Hiện, phần mềm Hệ thống đã hoàn thành và đang chạy thử nghiệm trước khi đưa vào hoạt động chính thức vào ngày 1/6/2019.
Theo thống kê, CSGT các địa phương đã nhập vào hệ thống khoảng hơn 3.000 trường hợp GPLX bị tước, tạm giữ, 290 phương tiện vi phạm được ghi nhận qua hệ thống giám sát.
Q. Đông
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC