Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TTND có quyền kiến nghị giải quyết khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm

Thứ sáu, 24/02/2017 - 09:00

(Thanh tra)- Đó là quy định tại Nghị định 159/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND).

Ban TTND có nhiệm vụ giám sát cơ quan Nhà nước (CQNN), đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước và cá nhân có trách nhiệm ở CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó; xác minh những vụ việc do người đứng đầu CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước giao; tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước theo đề nghị của CQNN có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu.

Kiến nghị với người đứng đầu CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức (CBCC), người lao động; kiến nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và người đứng đầu CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng CBCC, người lao động phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác; tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của CBCC, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban TTND; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

Trưởng Ban TTND có nhiệm vụ triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị; chủ trì các cuộc giám sát, xác minh thuộc thẩm quyền của Ban TTND; phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban TTND; đại diện cho Ban TTND trong mối quan hệ với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, người đứng đầu CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan; được mời tham dự các cuộc họp của CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát, xác minh của Ban TTND; tham dự các cuộc họp của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban TTND.

Hàng năm, Ban TTND căn cứ Nghị quyết của hội nghị CBCC hoặc hội nghị đại biểu CBCC trong CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước và sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động. Chương trình, kế hoạch và kinh phí hoạt động của Ban TTND được thực hiện sau khi Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thông qua.

Điều 29 quy định Ban TTND ở CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị; việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị.

Việc thực hiện nghị quyết hội nghị CBCC, nghị quyết hội nghị đại biểu CBCC của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC và người lao động theo quy định của pháp luật; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị; việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của CQNN có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; những việc khác theo quy định của pháp luật.

Ban TTND ở doanh nghiệp Nhà nước giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; nghị quyết của hội nghị người lao động; kết quả đối thoại thường kỳ, đối thoại theo yêu cầu được ghi tại biên bản đối thoại; việc thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; việc thực hiện hợp đồng lao động; việc thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước; việc sử dụng các loại quỹ tại doanh nghiệp;

Việc giải quyết tranh chấp lao động; việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của CQNN có thẩm quyền; việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp; những việc khác theo quy định của pháp luật.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm