Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trình bày nội dung khiếu nại

Thứ sáu, 23/05/2014 - 08:41

(Thanh tra) - Ông Đỗ Đức Hoàng, thường trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, hỏi: Do không đồng ý với phương án giải phóng mặt bằng làm đường giao thông của khu đô thị mới quận Bắc Từ Liêm, tôi cùng 30 gia đình thuộc diện giải tỏa đã đến Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội trình bày khiếu nại (KN) và yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này, tôi và các hộ phải trình bày nội dung khiếu nại như thế nào? Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp này tại nơi tiếp công dân?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 29 Luật Tiếp công dân, khi nhiều người cùng KN, tố cáo (TC), kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì phải cử đại diện để trình bày nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện). Người đại diện phải là người KN, người TC, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

Trường hợp có từ 5 đến 10 người thì cử 1 hoặc 2 người đại diện; trường hợp có trên 10 người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 5 người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.

Điều 30 Luật Tiếp công dân quy định rõ, khi tiếp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng ban tiếp công dân phải có trách nhiệm trực tiếp tiếp hoặc cử người đại diện cho mình tiếp đại diện của những người KN, TC, kiến nghị, phản ánh để lắng nghe người đại diện trình bày về nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh và các thông tin, tài liệu do họ cung cấp.

Trường hợp ông cùng 30 hộ đến Trụ sở Tiếp công dân của TP Hà Nội để KN mà chưa có đơn KN thì người tiếp công dân sẽ yêu cầu người đại diện viết thành văn bản hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc do người đại diện trình bày, đọc lại cho họ nghe và yêu cầu ký hoặc điểm chỉ để xác nhận.

Trường hợp KN, TC, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân sẽ tiếp nhận, xem xét thụ lý để giải quyết và thông báo cho đại diện của những người KN, TC về kết quả xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người KN, TC, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp KN, TC, kiến nghị, phản ánh phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc trưởng ban tiếp công dân sẽ có trách nhiệm: Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện UBND địa phương nơi phát sinh KN, TC, kiến nghị, phản ánh tiếp người đại diện KN, TC, kiến nghị, phản ánh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

Để kịp thời giải quyết trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, TC, kiến nghị, phản ánh trực tiếp tại nơi tiếp công dân, tránh gây bức xúc, làm mất an ninh trật tự, Điều 31 Luật Tiếp công dân quy định, khi nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của trưởng ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phải cử người có trách nhiệm hoặc trực tiếp tiếp người đại diện KN, TC, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh theo yêu cầu của người có thẩm quyền; giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; chủ trì vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.

Cùng với đó, thủ trưởng cơ quan công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với ban tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng tại nơi có nhiều người cùng đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; xử lý người có hành vi vi phạm như kích động, gây rối trật tự hoặc đe dọa đối với người tiếp công dân… theo quy định của pháp luật.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm