Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định của pháp luật

Thứ bảy, 21/01/2023 - 09:41

(Thanh tra) - UBND tỉnh Nam Định đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật (TDTHTHPL) năm 2023 với mục đích triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp về TDTHTHPL.

Sở Tư pháp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các VBQPPL có liên quan đến công tác TDTHTHPL. Ảnh: https://nld.com.vn/

Xem xét, đánh giá khách quan tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của sở, ngành, địa phương để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thi hành pháp luật; đảm bảo việc tổ chức thi hành pháp luật có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức TDTHPL.

Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác TDTHPL.

Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

Phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác TDTHTHPL.

Các nhiệm vụ chung

Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các VBQPPL có liên quan đến công tác TDTHTHPL và các VBQPPL trên các lĩnh vực, nhất là các văn bản pháp luật mới có hiệu lực.

Theo dõi, hướng dẫn đôn đốc triển khai thực hiện công tác TDTHTHPL.

Kiểm tra, điều tra, khảo sát THTHPL trong lĩnh vực các sở, ngành, địa phương quản lý.

Tiếp nhận, thu thập, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về THTHPL; xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại phản ánh, kiến nghị; xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin được phản ánh theo thẩm quyền.

Tổng hợp, báo cáo chung về THTHPL trên địa bàn tỉnh.

TDTHTHPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (xác định theo lĩnh vực tại Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ).

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành về công tác TDTHTHPL. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các VBQPPL, nhất là các văn bản pháp luật mới có hiệu lực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kiểm tra, điều tra, khảo sát; tiếp nhận, thu thập thông tin; xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin về THTHPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý.

Báo cáo kết quả thực hiện và gửi về Sở Tư pháp trước ngày 01/12/2023 để tổng hợp chung.

Các sở, ngành có lĩnh vực theo dõi trọng tâm liên ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị, địa phương có liên quan rà soát, tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành danh mục VBQPPL về lĩnh vực trọng tâm liên ngành.

Tổ chức thu thập, tiếp nhận thông tin về chính sách pháp luật trong lĩnh vực theo dõi trọng tâm liên ngành và kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát THTHPL trong việc thực hiện các chính sách pháp luật trong lĩnh vực theo dõi trọng tâm liên ngành.

Sở Tư pháp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các VBQPPL có liên quan đến công tác TDTHTHPL.

Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai theo dõi trọng tâm liên ngành sau khi có Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện theo dõi THPL trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, cụ thể: Chủ trì rà soát, tổng hợp xây dựng danh mục VBQPPL trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành. Tổ chức thu thập, tiếp nhận thông tin và kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương thực hiện; tổng hợp kết quả chung của tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm