Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, SDĐ

Thứ ba, 15/11/2016 - 16:22

(Thanh tra)- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 07 ngày 7/11/2016 thực hiện Đề án Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất (SDĐ) giai đoạn đến năm 2020.

Trong 5 năm 2016 - 2020, Bộ sẽ tiến hành thanh tra tại 24 tỉnh, thành phố theo các chuyên đề.

Năm 2016, 2017, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai các cấp huyện, xã tại 3 tỉnh, mỗi tỉnh 1 đơn vị cấp huyện và 2 đơn vị cấp xã là TP Việt Trì (Phú Thọ); thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).

Riêng các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Bình Phước sẽ kế thừa kết quả thanh tra trong năm 2016 để tổng hợp, đánh giá. Đồng thời, sẽ thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính đất đai tại 5 tỉnh, thành phố; mỗi tỉnh, thành phố thanh tra thủ tục hành chính do cấp tỉnh và 2 đơn vị cấp huyện thực hiện.

Năm 2018, thanh tra việc quản lý và SDĐ tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế tại 6 tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, mỗi địa phương sẽ thanh tra 3 khu công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm.

Năm 2019, thanh tra việc quản lý, SDĐ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai tại 6 tỉnh, gồm: Bắc Giang, Hà Nam, Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh. Mỗi tỉnh thanh tra 6 cơ sở sản xuất kinh doanh.

Năm 2020, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong quản lý, SDĐ trồng lúa tại tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An và Hậu Giang.

Các đối tượng thực hiện thanh tra trong các năm trên sẽ do Sở TN&MT căn cứ vào tình hình thực tế để đề xuất danh sách gửi về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 15/8 của năm trước năm thực hiện thanh tra.

Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hàng năm việc thực hiện các kết luận thanh tra đã thực hiện tại các địa phương; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp kết quả hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ…

Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố (kể cả các địa phương đã có trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ), năm 2016, 2017 sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND cấp huyện, xã và việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai ở các cấp từ 1/7/2014 đến thời điểm thanh, kiểm tra. Trong đó, cấp tỉnh thanh, kiểm tra tại 5 huyện và 2 xã; UBND cấp huyện thanh, kiểm tra tối thiểu 5 xã thuộc mỗi huyện. Năm 2018, thanh tra việc quản lý, SDĐ đối với khu kinh tế và 2 khu công nghiệp (nếu có), 2 cụm công nghiệp, chú trọng các khu, cụm có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai. Năm 2019, thanh tra việc quản lý, SDĐ tại 20 cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai. Năm 2020, thanh tra việc quản lý, SDĐ trồng lúa của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cấp tỉnh và 5 huyện trực thuộc.

Bộ TN&MT chỉ đạo các địa phương thực hiện kế hoạch cụ thể ở địa phương trình UBND cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 15/12/2016.

Đối với cơ quan quản lý đất đai các cấp cần thiết lập, công bố rộng rãi và thông báo thường xuyên về đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, phải có cán bộ trực để tiếp nhận phản ánh, xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của từng cơ quan quản lý đất đai các cấp. Các thông tin phản ánh rõ nội dung sai phạm và có địa chỉ rõ ràng phải được chuyển để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả giải quyết các thông tin phản ánh phải được tổng hợp về cơ quan tiếp nhận thông tin để theo dõi, báo cáo. Các sở TN&MT chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả, tiếp nhận và giải quyết các thông tin phản ánh vi phạm ở địa phương về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp và báo cáo. UBND cấp tỉnh kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện nội dung này. Thời gian thực hiện liên tục từ năm 2016 đến năm 2020.

Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì thực hiện việc thông báo lại trên các phương tiện truyền thông về đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình vi phạm đất đai trong trường hợp cần thiết. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các thông tin do Bộ TN&MT tiếp nhận và chuyển về địa phương để giải quyết. Đặc biệt, thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các vụ việc phức tạp, nổi cộm để chỉ đạo, giải quyết.

Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm