Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 17/08/2019 - 08:53
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030 (Quy hoạch).
Ảnh minh họa: Nguồn: Intrenet
Theo đó, mục tiêu của Quy hoạch là bố trí hợp lý nguồn lực ngân sách nhà nước dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa bỏ sự can thiệp và bao cấp của Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững. Nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Giảm 5 đơn vị sự nghiệp
Cụ thể, đến năm 2021, về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp, thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp với Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Tư pháp, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ với kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp theo Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Đến hết năm 2021 giảm 05 đơn vị sự nghiệp so với năm 2017 (chiếm 22,7%) và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Về thực hiện cơ chế tự chủ: Các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm trên cơ sở phù hợp với lộ trình tính chi phí thực hiện dịch vụ hoặc giá dịch vụ sự nghiệp công của các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác. Phấn đấu đến hết năm 2021 có tối thiểu 10 đơn vị sự nghiệp của Bộ tự bảo đảm chi thường xuyên, giảm bình quân ít nhất 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW; thực hiện vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp đối với những đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện theo quy định.
Theo Quy hoạch, đến năm 2021, lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, duy trì 03 Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, bao gồm: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng; Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập trung nâng cao chất lượng của hoạt động đăng ký giao dịch, tài sản của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản, tiếp tục nghiên cứu rút ngắn quy trình xử lý và thời gian, chi phí thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch, tài sản. Các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên, hàng năm tăng mức độ tự chủ để đến hết năm 2021 thực hiện tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên.
Lĩnh vực lý lịch tư pháp, giai đoạn đến năm 2021: Duy trì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Lĩnh vực bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; thi hành án dân sự; xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; thông tin, hỗ trợ pháp luật và quản lý đầu tư xây dựng, giai đoạn đến năm 2021: Duy trì 04 đơn vị sự nghiệp, trong đó, 03 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thuộc Cục Bồi thường nhà nước; Trung tâm Thông tin pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; Trung tâm Thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý; 01 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Trung tâm Thông tin thuộc Cục Công nghệ thông tin.
Thực hiện giải thể hoặc sáp nhập 03 đơn vị sự nghiệp: Giải thể Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính; Giải thể hoặc sáp nhập Trung tâm Thông tin, hỗ trợ pháp luật thuộc Cục Công tác phía Nam vào Cơ sở của Học viện Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật
Về các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo Quy hoạch, giai đoạn đến năm 2021, duy trì và phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.
Duy trì, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động để phát triển Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp; xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ đào tạo các chức danh tư pháp gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp.
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, giai đoạn đến năm 2021, rà soát, đánh giá các điều kiện, năng lực và nhu cầu xã hội để tổ chức lại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ. Thực hiện nâng cấp 03 Trường Trung cấp Luật lên Cao đẳng Luật tại 03 miền Bắc, Trung, Nam. Giải thể Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột để thành lập Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk (từ ngày 31/12/2019). Chuyển giao Trường Trung cấp Luật Tây Bắc về Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quản lý hoặc chuyển đổi thành phân hiệu của 01 Trường Cao đẳng Luật trực thuộc Bộ Tư pháp theo quy định.
Bên cạnh đó, đến 2021, duy trì 01 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học về chiến lược, chính sách thuộc Bộ là Viện Khoa học pháp lý do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp khoa học - công nghệ. Duy trì 03 đơn vị báo chí, xuất bản thuộc Bộ: Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp theo Quy hoạch định hướng mạng lưới đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
K.Hồng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân