Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Niêm yết bản kê khai phải lập thành biên bản ghi nhận địa điểm

Thứ ba, 15/12/2015 - 09:10

(Thanh tra)- Là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư 08 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.

Cục Thuế Hà Nội niêm yết công khai trên bảng thông báo tất cả danh sách CBCC thuộc văn phòng Cục. Ảnh: Danh Ngọc (Thời báo Tài chính Việt Nam)

Người có nghĩa vụ kê khai phải công khai

Theo đó, về công khai bản kê khai (BKK), Chương II, Thông tư 08 quy định, BKK của người có nghĩa vụ kê khai phải công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn, phân tán thì công khai như quy định tại Điều 9, Điều 10.

BKK của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND ngoài việc công khai tại nơi thường xuyên làm việc còn phải công khai tại hội nghị cử tri theo quy định của Hội đồng bầu cử. BKK của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, HĐND công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tại kỳ họp theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND. BKK của người có nghĩa vụ kê khai là đại diện phần vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp Nhà nước và giữ chức danh từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên trong doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước thì công khai tại cơ quan, doanh nghiệp cử người đó làm đại diện.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định phạm vi công khai, hình thức công khai (niêm yết hoặc công bố tại cuộc họp) BKK của người có nghĩa vụ kê khai đang công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý. Việc tổ chức công khai và quyết định phạm vi công khai phải đảm bảo theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

Cụ thể, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công khai BKK của Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng và những người thường xuyên làm việc tại Văn phòng Trung ương Đảng. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức công khai BKK của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và những người làm việc thường xuyên tại Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tổ chức công khai BKK của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những người làm việc thường xuyên tại Văn phòng Quốc hội. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức công khai BKK của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và những người làm việc thường xuyên tại Văn phòng Chính phủ. Chánh văn phòng cấp ủy, HĐND, UBND các cấp (tỉnh, huyện) tổ chức công khai BKK của Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cùng cấp và những người làm việc thường xuyên tại cơ quan do mình quản lý.

Thời điểm công khai được thực hiện trong khoảng thời gian từ sau khi hoàn thành việc kiểm tra BKK quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này đến ngày 31/3 hàng năm.

Thời gian niêm yết BKK tối thiểu là 30 ngày

Về trình tự, thủ tục công khai BKK, Điều 8 quy định, hàng năm, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ phải xây dựng, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt kế hoạch công khai BKK trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Phải lựa chọn hình thức, phạm vi công khai phù hợp với điều kiện, đặc điểm về tổ chức, hoạt động, quy mô của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xác định các nhiệm vụ phải thực hiện; thời gian triển khai việc công khai; phân công thực hiện; biện pháp đảm bảo thực hiện.

Việc phổ biến kế hoạch công khai được phê duyệt, kèm theo danh sách và bản sao các BKK gửi các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch công khai, lập báo cáo việc thực hiện gửi về bộ phận tổ chức cán bộ; bộ phận tổ chức, cán bộ tiến hành tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối với việc công khai BKK bằng hình thức niêm yết, Điều 9 quy định, niêm yết BKK được áp dụng trong điều kiện cơ quan, tổ chức, đơn vị có địa điểm niêm yết đảm bảo an toàn, không làm mất, rách, nát và đủ điều kiện để mọi người trong cơ quan, đơn vị có thể xem các BKK; thời gian niêm yết tối thiểu là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.

Địa điểm niêm yết gồm cơ quan, tổ chức, đơn vị quy mô nhỏ, trụ sở làm việc tập trung thì niêm yết tại trụ sở làm việc; cơ quan, tổ chức, đơn vị quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì niêm yết tại nơi làm việc của từng đơn vị trực thuộc; tại mỗi địa điểm niêm yết phải có bản danh sách những Người có nghĩa vụ kê khai và BKK tương ứng.

Việc niêm yết BKK phải lập thành biên bản để ghi nhận địa điểm niêm yết, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc niêm yết và các phản ánh liên quan đến nội dung BKK (nếu có); việc lập biên bản phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm