Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Tòa án thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 (1)

Thứ hai, 28/02/2022 - 20:07

(Thanh tra) - Thực hiện Quyết định số 2262/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Tòa án nhân dân Tối cao triển khai thực hiện các nội dung như sau:

Ảnh: Internet

I. Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022

1. Mục tiêu

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sau đây gọi tắt là THTK, CLP) năm 2022 là tăng cường THTK, CLP trong quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được giao hàng năm. Nâng cao ý thức, nhận thức của công chức, viên chức, người lao động về THTK, CLP trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

2. Yêu cầu

- Bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về THTK, CLP của Chính phủ giai đoạn 2021-2025;

- Phải đảm bảo thực chất, có kết quả cụ thể, gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

Công tác THTK, CLP năm 2022 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được giao;

b) Tăng cường quản lý, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công gắn với sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả;

c) Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng;

d) Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để sử dụng hiệu quả chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, góp phần cải cách chính sách tiền lương;

e) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và trong hoạt động quản lý, điều hành; tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án;

f) Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các đơn vị.

II. Một số chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí

1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

Quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; bảo đảm chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được giao. Triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, trong đó:

- Tiết kiệm và cắt giảm bình quân 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) so với dự toán năm 2021;

- Tiếp tục triệt để tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị...;

- Tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi. Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật;

- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Triển khai việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2022 giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.

Hoàng Yến (còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Liệu thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD có được ban hành trong quý IV/2024?

Liệu thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD có được ban hành trong quý IV/2024?

(Thanh tra) - Sau một thời gian “bị loại” khỏi chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án của Bộ Xây dựng, dự thảo thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 lại được Bộ Xây dựng “bổ sung” vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án của Bộ Xây dựng năm 2024.

Trần Quý

20:00 21/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm