Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của TTCP

Thái Hải

Thứ bảy, 13/11/2021 - 10:15

(Thanh tra) - Là nội dung đề tài nguyên cứu khoa học cấp cơ sở của Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm chủ nhiệm, được Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Viện CLKHTT) phê duyệt nghiên cứu.

Ảnh: TH

Theo Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, theo dõi thi hành pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình, TTCP có trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, hằng năm, TTCP đã xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP vẫn còn những bất cập, hạn chế về nội dung, phương thức, trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa gắn với nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật của bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương, do vậy, chưa phát huy được hết vai trò và tính hiệu lực, hiệu quả; kết quả theo dõi thi hành pháp luật còn chung chung, chưa gắn với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác chỉ đạo, điều hành của TTCP cũng như việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của TTCP và các bộ, ngành, địa phương…

Theo ban chủ nhiệm, đề tài dự kiến nghiên cứu một số nội dung chính như: Một số vấn đề lý luận về theo dõi thi hành pháp luật thuộc nội dung quản lý Nhà nước của TTCP; thực trạng pháp luật và thực tiễn theo dõi thi hành pháp luật của TTCP trong thời gian qua; xây dựng định hướng và các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của TTCP trong thời gian tới.

Cho ý kiến vào thuyết minh đề tài, TS. Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra nhất trí với nội dung thuyết minh đề tài, đồng thời cho rằng, đề tài cần có sự điều chỉnh tên theo hướng “hoàn thiện công tác theo dõi thi hành pháp luật” hơn là để “nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật” như tên đề tài hiện nay.

Về thực trạng, đề tài cần tập trung vào việc đánh giá thực trạng việc theo dõi thi hành pháp luật của TTCP để sát với những lập luận về cơ sở pháp lý mà đề tài đưa ra.

Ths. Lê Đức Trung, Trưởng phòng, Viện CLKHTT chia sẻ thêm những căn cứ cho việc theo dõi thi hành pháp luật trong các quy định pháp luật có liên quan theo Điều 19 Hiến pháp năm 2013, Thông tư 04/2021/TT-BTP về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Ths. Lê Đức Trung, phần lý luận, cần làm rõ đặc điểm việc theo dõi thi hành pháp luật, nhất trí với nội dung thuyết minh đề tài; làm rõ quy trình theo dõi, từ việc xây dựng kế hoạch, tiếp nhận và xử lý thông tin thi hành pháp luật, công tác kiểm tra, điều tra, khảo sát, báo cáo theo dõi, đến việc phối hợp theo dõi thi hành pháp luật…

Phần thực trạng, đề tài cần đánh giá thêm về hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP.

TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CLKHTT cho rằng, về tên, đề tài sẽ được đổi thành “Công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP - Thực trạng và giải pháp”.

Về đối tượng nghiên cứu, đề tài bổ sung thêm cơ sở pháp lý, thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung theo dõi thi hành pháp luật của TTCP.

Về phạm vi nghiên cứu, phạm vi về nội dung và đối tượng là hoạt động thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của TTCP; phạm vi về thời gian là từ 2013 đến nay.

Về nội dung nghiên cứu: Phần lý luận, phần này không cần đề cập đến sự cần thiết của công tác thi hành pháp luật. vì khi đề cập đến vai trò của công tác theo dõi thi hành pháp luật, sẽ làm rõ được sự cần thiết của công tác này; bổ sung thêm đặc điểm thi hành pháp luật; thẩm quyền, trách nhiệm của TTCP trong theo dõi, thi hành pháp luật; nguyên tắc thi hành pháp luật; có thể nghiên cứu làm rõ nội dung theo dõi, thi hành pháp luật trong từng nội dung: Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Phần “các yếu tố tác động đến hiệu quả theo dõi thi hành pháp luật” cần được thay bằng “các điều kiện bảo đảm theo dõi thi hành pháp luật”.

Phần thực trạng, đề tài cần làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP.

Với những nội dung nghiên cứu được đưa ra và trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên, hội đồng thống nhất phê duyệt thuyết minh đề tài để triển khai nghiên cứu trong năm 2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm