Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/12/2017 - 10:19
(Thanh tra)- Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu.
Ảnh minh họa: Nguồn: Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Một trong những điểm mới đáng chú ý, Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng có quyền yêu cầu bồi thường, cũng như bổ sung nhiều loại thiệt hại được bồi thường….
Thể hiện trách nhiệm cao nhất của Nhà nước
Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Bốn cho biết, một trong những mục tiêu của Luật là tạo cơ chế làm sao để khi người dân bị thiệt hại thì Nhà nước sẽ thể hiện trách nhiệm cao nhất.
Theo đó, Luật này mở rộng phạm vi điều chỉnh, quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
Đáng chú ý, trong hoạt động quản lý hành chính, luật bổ sung quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hai do không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu.
Các biện pháp bảo vệ người tố cáo cụ thể là:
1- Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;
2 - Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;
3- Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính được quy định cụ thể tại Điều 8, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại; quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra cũng là văn bản làm căn cứ để yêu cầu bồi thường…
Ai có quyền yêu cầu bồi thường?
Khi có văn bản làm căn cứ bồi thường, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc khởi kiện ngay ra tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường.
Vậy ai có quyền yêu cầu bồi thường? Theo Cục trưởng Nguyễn Văn Bốn, ngoài người bị thiệt hại, Luật năm 2017 bổ sung, những người đương nhiên có quyền yêu cầu bồi thường gồm: người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, còn có những người có quyền yêu cầu bồi thường theo ủy quyền là cá nhân, pháp nhân được những người đương nhiên có quyền yêu cầu bồi thường ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Đặc biệt, với tinh thần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Luật năm 2017 bổ sung các thiệt hại được bồi thường phát sinh trong thực tế chưa được Luật năm 2009 quy định như: khoản tiền phạt theo thỏa thuận trong giao dịch dân sự, kinh tế do không thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế; căn cứ tính mức lãi suất; lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường như thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết; thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm….
Ngoài ra, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 còn bổ sung các loại thiệt hại được tính để bồi thường gồm: chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại…
Người bị thiệt hại còn được khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan; Khôi phục quyền học tập; Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải