Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/05/2021 - 06:00
(Thanh tra) - Điều 18.2.LQ.85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
(Tiếp theo kỳ trước)
(Điều 85 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Tổ chức công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng.
5. Hàng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 35.3.LQ.59. Xem xét báo cáo của Đề mục Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân)
Điều 18.2.LQ.86. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
(Điều 86 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với tội phạm tham nhũng; điều tra tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền, giám đốc việc xét xử các vụ án tham nhũng của các tòa án khác, tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các vụ án tham nhũng.
Điều 18.2.LQ.87. Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước
(Điều 87 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Điều 18.2.LQ.88. Trách nhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
(Điều 88 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng;
b) Phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp với Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
Chương VIII
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 18.2.LQ.89. Nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế
(Điều 89 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống tham nhũng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.
Điều 18.2.QĐ.1.1.
(Điều 1 Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN Quyết định về việc phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng ngày 30/06/2009 của Chủ tịch nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/06/2009)
Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu khoản 2, Điều 66 của Công ước này.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bản Tuyên bố kèm theo Quyết định này.
Điều 18.2.QĐ.3.1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
(Điều 1 Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg Về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng ngày 26/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2012)
Điều 18.2.LQ.90. Trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế
(Điều 90 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan khác thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống tham nhũng.
Điều 18.2.QĐ.1.2.
(Điều 2 Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/06/2009)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Công ước nói trên và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu lực của Công ước.
Điều 18.2.LQ.91. Hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng
(Điều 91 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tịch thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan trung ương về hợp tác quốc tế thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự; tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng và đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam.
3. Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan Nhà nước có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng.
Chương IX
XỬ LÝ THAM NHŨNG VÀ HÀNH VI KHÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Mục 1
XỬ LÝ THAM NHŨNG
Điều 18.2.LQ.92. Xử lý người có hành vi tham nhũng
(Điều 92 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 18.2.LQ.93. Xử lý tài sản tham nhũng
(Điều 93 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Còn nữa)
Hồng Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang