Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ tư, 13/12/2023 - 09:00
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực vào cuộc tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành liên quan, những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) tỉnh Hoà Bình đã giảm đáng kể.
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có 1.881 trường hợp tảo hôn, 18 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra chủ yếu ở vùng ĐBDTTS. Trong đó, dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất, sau đó đến dân tộc Dao và Tày, tập trung chủ yếu ở huyện Mai Châu, tiếp đến là các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Thủy...
Để giảm thiểu tình trạng này, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng ĐBDTTS giai đoạn 2021 - 2025. Đây là Chương trình hành động của tỉnh nhằm thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi.
Mục tiêu lớn nhất của đề án là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của người dân về hôn nhân và gia đình, tiến tới thay đổi hành vi, góp phần giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực ở vùng ĐBDTTS, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã phối hợp với các sở: Tư pháp, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động.
Các huyện, thành phố đã rà soát, khoanh vùng địa bàn đông ĐBDTTS có tỷ lệ các cặp tảo hôn và sinh con khi chưa đến tuổi lập gia đình để thành lập các nhóm truyền thông nòng cốt và xây dựng mô hình truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, treo pano, áp phích tuyên truyền tại các khu đông dân cư, thường xuyên có người qua lại.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh đã chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, thành phố đa dạng hình thức truyền thông bằng sân khấu hóa; tuyên truyền các chủ trương, chính sách về vấn đề này...
Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, phát huy vai trò của người cốt cán, người có uy tín để hiệu quả tuyên truyền, vận động được tốt hơn. Cùng với đó là gìn giữ và phát huy phong tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào, loại bỏ những tập quán, hủ tục lạc hậu; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của ĐBDTTS.
Phòng Dân tộc cấp huyện tiếp tục duy trì và triển khai mô hình tốt, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt tại cơ sở trong việc tuyên truyền, tư vấn, giải quyết các vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình tại thôn, bản; tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho học sinh trong độ tuổi từ 13 - 18 tuổi hiểu biết về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân và gia đình...
Theo thống kê, từ năm 2021 đến nay, các huyện, thành phố của tỉnh Hoà Bình đã tổ chức được 56 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 4.124 lượt cán bộ, tuyên truyền viên ở cơ sở; đưa 3 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm; tổ chức các hoạt động truyền thông với 243 cuộc cho 6.163 lượt người. Các cơ quan liên quan đã in sao 2.183 cuốn tài liệu, 31.777 tờ rơi tuyên truyền; 298 áp phích; 39 bảng tuyên truyền trên địa bàn các xã vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao; tư vấn 71 cuộc cho 1.952 người; xây dựng 21 mô hình với 84 xã tham gia; hỗ trợ 263 buổi truyền thanh ở thôn, bản, tổ dân phố…
Qua đó, số trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có xu hướng giảm dần theo từng năm, nếu như năm 2015 có 500 trường hợp tảo hôn thì năm 2022 giảm còn 263 trường hợp và không xảy ra kết hôn cận huyết thống từ năm 2018 đến nay.
Kết quả trên cho thấy đề án đã có tác động tích cực đến nhận thức của đồng bào, từ đó dần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn vùng ĐBDTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương