00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đột phá lớn trong nguyên tắc thiết kế Luật Tổ chức Chính phủ

Hoàng Nam

Thứ sáu, 28/02/2025 - 11:23

(Thanh tra) - Ngày 28/2, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Tổ chức Chính phủ số 63/2025/QHXV được Quốc hội thông qua ngày 18/2/2025 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Luật có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Toàn cảnh buổi công bố Lệnh số 02/2025/L-CTN của Chủ tịch nước về công bố Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025. Ảnh: Hoàng Nam

Đột phá về tư duy lập pháp

Luật Tổ chức Chính phủ được xây dựng trong bối cảnh đặc biệt của đất nước và được sửa đổi cùng thời điểm trong tổng thể chùm các luật về tổ chức bộ máy, bám sát chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu thực tiễn đặt ra về tổ chức, hoạt động của Chính phủ, với vai trò là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội; đồng thời, xác định luật này là luật gốc của nền hành chính Nhà nước, làm cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của Chính phủ, trong đó quy định những nguyên tắc chung về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, làm căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các luật chuyên ngành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Lần đầu tiên tại Luật Tổ chức Chính phủ thiết kế các điều về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền, là căn cứ pháp lý quan trọng mang tính nguyên tắc để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp; mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương; các quy định mang tính nguyên tắc tại luật này là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành được đồng bộ, thống nhất.

Nguyên tắc thiết kế của luật lần này được xem là một đột phá lớn, một quyết định mang tính lịch sử của Quốc hội khi lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, chưa có tiền lệ, trong một thời điểm lịch sử đặc biệt của đất nước. Đây là một quyết định táo bạo, thể hiện sự “đột phá về tư duy lập pháp”, thể hiện tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm của Chính phủ trong đề xuất xây dựng luật và tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp của Quốc hội.

Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cung cấp thông tin về một số nội dung của Luật Tổ chức Chính phủ. Ảnh: Hoàng Nam

Nhiều quan điểm mới được làm rõ trong Luật

Luật đã giải quyết được mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống bộ máy Nhà nước, giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Thông qua việc xác định rõ mối quan hệ này tại luật đã xác định rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, cơ quan thực hiện quyền hành pháp, bảo đảm cho Chính phủ chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành và thống nhất quản lý nền hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Luật đã làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Các quy định tại luật đã làm rõ thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ và với tư cách là thành viên Chính phủ. Trong đó đề cao trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực theo phân công của Chính phủ. Với tư cách này, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Việc phân định rõ trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ tạo điều kiện để tăng cường trách nhiệm của bộ trưởng trong quy chế làm việc của Chính phủ, không đẩy trách nhiệm quyết định các vấn đề cụ thể thuộc ngành, lĩnh vực lên Thủ tướng Chính phủ quyết định như hiện nay.

Luật đã làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương thông qua các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, bảo đảm bám sát phương châm: “Địa phương quyết, địa phương lấm, địa phương chịu trách nhiệm”, tạo cơ chế giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong điều kiện hệ thống thể chế chưa được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, Luật Tổ chức Chính phủ đã quy định điều khoản chuyển tiếp, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đang được quy định trong các điều, khoản, điểm có liên quan tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội để thống nhất áp dụng.

Luật gồm 5 chương, 32 điều, có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Sau sắp xếp còn 40 đơn vị hành chính cấp xã

Khánh Hòa: Sau sắp xếp còn 40 đơn vị hành chính cấp xã

(Thanh tra) - Ngày 17/4, ông Võ Chí Vương, Giám đốc Sở Nội vụ thông tin, UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức ban hành phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã. Khánh Hòa tổ chức sắp xếp lại 132 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 40 đơn vị (29 xã, 10 phường, 1 đặc khu), giảm 92 đơn vị hành chính cấp xã.

Trần Lê

13:02 17/04/2025
Khánh Hòa: Triển khai khẩn trương đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Khánh Hòa: Triển khai khẩn trương đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

(Thanh tra) - Nhằm sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Theo kế hoạch, UBND cấp huyện, cấp xã trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua chủ trương trước ngày 20/4/2025. Sở Nội vụ trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh trước ngày 24/4/2025; UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề án trình Bộ Nội vụ trước ngày 29/4/2025.

TL

12:53 16/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm