Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Để thuyết phục người dân không khiếu kiện

Thứ ba, 14/06/2016 - 09:32

(Thanh tra)- Hộ gia đình ông Vũ Trung Độ, trú tại tổ 10, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, có nhà ở nằm gần mương An Kim Hải. Ngày 1/1/1991, ông Độ ký hợp đồng nuôi, thả cá với UBND phường liên tục trong 3 năm (1991 - 1993). Sau khi hết hợp đồng, ông Độ yêu cầu phường bồi thường chi phí đầu tư nuôi ao cá trong 3 năm nhưng không nhận được bồi thường nên gia đình bỏ công san lấp ao (320m2) lấy mặt bằng trồng cây ăn quả, hoa màu. Từ 1995 - 1999, ông Độ chuyển nhượng dần phần đất ao và hoa màu cho bà con có nhu cầu sử dụng.

Hiện tại, gia đình ông đang quản lý, sử dụng 337m2 (trong đó có 60m2 đường đi). Năm 2015, TP Hải Phòng chủ trương thu hồi đất của các hộ dân (trong đó gia đình ông Độ bị thu hồi 92m2) để thực hiện dự án cải tạo mương An Kim Hải.

Tuy nhiên, tại Thông báo số 01/TB-TTPTQĐ ngày 30/5/2016, Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) quận Ngô Quyền cho rằng việc sử dụng đất (SDĐ) của gia đình ông Độ vi phạm “xây dựng trên đất thủy lợi” nên không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền SDĐ (QSDĐ). Căn cứ Khoản 4 Điều 82 Luật Đất đai 2013: "Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ thì khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng không được bồi thường về đất". Theo đó, gia đình ông Độ chỉ được “hỗ trợ 30% giá trị tài sản vật kiến trúc vi phạm hành lang bảo vệ công trình theo quy định xây dựng trước ngày 1/7/2004”.

Ông Độ không đồng ý với Thông báo 01/TB-TTPTQĐ “quy kết” ông “xây dựng trên đất thủy lợi”, bởi tại thời điểm bắt đầu SDĐ (1991), ông không có bất cứ một hành vi vi phạm nào bị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Vì vậy, ông Độ cho rằng gia đình ông thuộc trường hợp được cấp GCNQSDĐ, đồng thời được bồi thường về đất.

Đề nghị toà soạn nhận định tình huống này từ góc nhìn pháp lý.

Ý KIẾN CỦA CHÚNG TÔI

1. Theo Luật Đất đai năm 2003: Đối với việc SDĐ từ trước ngày 15/10/1993, để xác định "có hành vi vi phạm" mà hậu quả là người sử dụng không được cấp GCNQSDĐ phải căn cứ hướng dẫn tại Nghị định  84/2007/NĐ-CP. Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân không được cấp GCN đối với phần diện tích đất được sử dụng trước ngày 15/10/1993 trong trường hợp tại thời điểm bắt đầu SDĐ đã có một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

“Xây dựng trên đất thủy lợi” có thể hiểu là hành vi "vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai" (mục a Khoản 4 Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP). Nếu hành vi vi phạm này xảy ra sau thời điểm gia đình ông Độ bắt đầu SDĐ (năm 1991), ví dụ năm 1992, 1995 hay năm 2000 mới xảy ra, thì không đủ điều kiện cấu thành hành vi vi phạm khiến ông không được cấp GCNQSDĐ. Ngoài ra, nếu quy hoạch chi tiết xây dựng “đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt” nhưng lại… quên “công khai” để người dân biết thì cũng không đủ điều kiện cấu thành hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; hay cũng có thể nói, trong trường hợp này, ông Độ không vi phạm pháp luật đất đai.

Tuy nhiên, nay Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã hết hiệu lực, được thay thế bằng Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp  GCNQSDĐ cho hộ gia đình đang SDĐ từ trước ngày 15/10/1993 mà không có giấy tờ về quyền SDĐ.

2. Thông báo số 01/TB-TTPTQĐ ngày 30/5/2016 chỉ nêu “chung chung” rằng ông Độ “xây dựng trên đất thủy lợi” (để giải thích vì sao người sử dụng không được bồi thường về đất) là không thỏa đáng, không sòng phẳng.

Đề nghị UBND TP Hải Phòng kiểm tra, có ý kiến về việc này.

Theo chúng tôi, Thông báo số 01/TB-TTPTQĐ cần phải nêu rất cụ thể: Ngày, giờ, tháng, năm xảy ra hành vi vi phạm của ông Độ; số biên bản xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; hình thức xử lý đối với vi phạm; và đặc biệt không thể thiếu: Quy định hiện hành cụ thể nào “không cho hưởng bồi thường về đất” đối với người vi phạm...).

Làm như vậy mới thuyết phục được người dân không khiếu kiện.

Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm