Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hạn chế chuyển nhượng vốn góp của thành viên hợp tác xã

Hương Giang

Thứ tư, 05/04/2023 - 18:50

(Thanh tra) - Ngày 5/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách, cho ý kiến về Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại dự thảo luật nhận được nhiều quan tâm.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Chỉ chuyển nhượng vốn góp trong nội bộ để hạn chế “thâu tóm” hợp tác xã

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, Thường trực Ủy ban tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và đã chỉnh lý quy định theo hướng “cho phép các thành viên chuyển nhượng phần vốn góp trong nội bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và với các thành viên hiện hữu”.

Dự thảo luật không đặt vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức chưa phải là thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Theo ông Thanh, quy định như vậy phản ánh đúng bản chất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tương trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội.

“Điều này cũng tránh hiện tượng mua, bán phần vốn góp tương tự như hoạt động của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, “doanh nghiệp hóa hợp tác xã”, hạn chế việc thâu tóm, chi phối hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của một số tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối với một số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được Nhà nước hỗ trợ nhiều nguồn lực”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói.

Nêu ý kiến, đại biểu Ma Thị Thúy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Tuyên Quang tán thành với tiếp thu của cơ quan thẩm tra.

Đại biểu Ma Thị Thúy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Tuyên Quang. Ảnh: P.Thắng

Theo bà Thúy, không nên đặt vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã, liên minh hợp tác xã. Bởi “cho phép sẽ làm mất đi bản chất hợp tác xã, làm cho các tổ chức kinh tế hoạt động như công ty cổ phần”, đại biểu Thúy nêu.

Nhiều “hợp tác xã chết mà không được chôn”

Theo ông Trần Văn Lâm, vấn đề giải thể tổ chức kinh tế hợp tác đang có hai mâu thuẫn.

Dự thảo quy định chỉ được giải thể khi tổ chức thanh toán hết nợ, nghĩa vụ tài chính khác mà không có tranh chấp tại tòa, đồng thời quy định tòa án có thể ra quyết định giải thể.

“Làm thế nào thì làm để hợp tác xã có thể giải thể được chứ không để hiện trạng hợp tác xã chết mà không được chôn. Đây là hiện trạng, đặt ra vấn đề giải quyết trong luật này như thế nào đề nghị nghiên cứu”, ông Lâm nêu.

Đại biểu đề nghị quy định chuyển từ nghĩa vụ nợ của pháp nhân đã phá sản sang cá nhân hoặc giải quyết theo thủ tục phá sản khi không còn hoạt động. 

Hạn chế chuyển nhượng vốn thì ai muốn góp tài sản vào hợp tác xã nữa

Ngược lại, đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội lại bày tỏ băn khoăn vì “thấy chưa thuyết phục”.

“Vốn của các thành viên hợp tác xã góp là tài sản và quyền tài sản đối với mỗi cá nhân phải được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”, ông Lâm lập luận.

Đại biểu phân tích, “khi đóng góp tài sản vào tổ chức kinh tế tập thể như hợp tác xã lại bị hạn chế quyền tài sản này, không được mua bán, chuyển nhượng trong một số điều kiện thì ai còn muốn đóng góp tài sản vào tổ chức kinh tế tập thể nữa”.

Từ đó, ông Lâm đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra cần nghiên cứu thêm, không nên hạn chế quyền mua bán, chuyển nhượng phần góp vốn của thành viên góp tài sản vào hợp tác xã.

Trường hợp, chuyển nhượng làm thay đổi tính chất của hợp tác xã thì yêu cầu bắt buộc chuyển sang mô hình kinh tế khác phù hợp thay vì cấm hay hạn chế chuyển nhượng tài sản, nhất là chuyển nhượng tài sản cho cá nhân ngoài hợp tác xã.

“Thành viên nhận chuyển nhượng đó chưa phải là xã viên thì việc nhận chuyển nhượng như thủ tục kết nạp thành viên. Quy trình làm sao tương tự kết nạp thành viên mới thì không có gì khó khăn, phức tạp cả”, ông Lâm nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: P.Thắng

Trước ý kiến đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay thực tế có hiện tượng “chui” vào hợp tác xã rồi chuyển nhượng, thâu tóm nên dự thảo chỉ đang cho phép chuyển nhượng giữa nội bộ thành viên hiện hữu.

Cạnh đó, dự thảo luật còn khống chế tỷ lệ mức vốn góp tối đa của mỗi thành viên chính thức; tổng phần vốn góp tối đa của tất cả thành viên liên kết góp vốn không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.

“Chúng tôi cố gắng đưa ra “van”, “khoá” để chống trục lợi, thâu tóm hợp tác xã”, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, đồng thời cho biết sẽ phối hợp Ủy ban Pháp luật báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vấn đề này.

Không được sử dụng vốn huy động để cho vay nội bộ

Theo ông Vũ Hồng Thanh, dự thảo luật đã thay đổi thuật ngữ “hoạt động tín dụng nội bộ” thành “hoạt động cho vay nội bộ” và khẳng định hoạt động này không phải hoạt động ngân hàng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.

Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về điều kiện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện hoạt động cho vay nội bộ, trong đó có điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho vay nội bộ khi bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; không sử dụng nguồn vốn huy động trong và ngoài thành viên để thực hiện hoạt động cho vay nội bộ.

Tại khoản 3 Điều 83 dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thực hiện hoạt động cho vay nội bộ, mức cho vay, giới hạn cho vay, lãi suất cho vay nội bộ và điều kiện thực hiện hoạt động cho vay nội bộ. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm