Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 26/11/2021 - 06:00
(Thanh tra) - Quan điểm của UBND TP Hà Nội khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác nhằm chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân, gây mất đoàn kết, làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, đơn vị và không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức…
Ảnh minh họa: Internet
2. Kết quả thực hiện
a) Thành phố đã tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp thuộc Thành phố theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Thành ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố hiện có:
- 22 cơ quan chuyên môn (trừ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện theo quy định khác), trong đó có: 19 chi cục tại 08 sở; 298 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở; 05 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục thuộc sở; 170 phòng chuyên môn thuộc sở; 158 phòng thuộc chi cục thuộc sở; 2.241 phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở;
- 26 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố, trong đó có: 04 đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; 286 phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố;
- 30 quận, huyện, thị xã với 579 xã, phường, thị trấn, trong đó thống nhất 12 phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (riêng UBND huyện Ba Vì được tổ chức thêm phòng Dân tộc) và 2.261 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện.
Số lượng biên chế của thành phố Hà Nội có quy mô lớn nhất trong 63 tỉnh, thành trên cả nước, cụ thể: Năm 2020, Thành phố được giao 152.043 biên chế (8.042 biên chế công chức; 122.765 biên chế viên chức; 12.306 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ; 8.930 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo định mức); năm 2021, Thành phố được giao 144.386 biên chế (7.927 biên chế công chức; 116.380 biên chế viên chức; 11.540 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ; 8.539 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo định mức).
Thành phố đã hoàn thành phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong toàn bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố; trong đó: (1) Khối hành chính là 366 vị trí việc làm theo phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nội vụ (nhóm Lãnh đạo, quản lý, điều hành 49 vị trí; nhóm Chuyên môn, nghiệp vụ 302 vị trí; nhóm Hỗ trợ, phục vụ 15 vị trí); (2) Khối sự nghiệp 336 vị trí việc làm (nhóm Lãnh đạo, quản lý, điều hành 10 vị trí; nhóm Hoạt động nghề nghiệp 259 vị trí; nhóm Hỗ trợ, phục vụ 67 vị trí). Các cơ quan, đơn vị đã tiến hành rà soát cơ cấu công chức, viên chức theo Đề án vị trí việc làm, thực hiện nghiêm việc sắp xếp theo đúng khung năng lực, bản mô tả vị trí việc làm đã được phê duyệt (bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm công tác, khả năng đáp ứng công việc...). Bước đầu đã phát huy được trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, sở trường công tác của từng cán bộ; các cán bộ có thể thực hiện các công việc có tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng làm ở các vị trí khác nhau để thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ hoặc thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
b) Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP (giai đoạn trước ngày 15 tháng 8 năm 2019); Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (giai đoạn từ ngày 15 tháng 8 năm 2019 đến nay) và chỉ đạo của UBND Thành phố. Cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã nhận thức và quán triệt việc chuyển đổi vị trí công tác là một nhiệm vụ trọng tâm, định kỳ, góp phần phòng ngừa tham nhũng; tiến hành triển khai nhiều giải pháp quán triệt, phổ biến mục đích, ý nghĩa và các nội dung cơ bản của pháp luật về chuyển đổi vị trí công tác đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng, chống tham nhũng; chủ động rà soát danh mục vị trí việc làm, thời hạn định kỳ chuyển đổi (theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực) để xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thuộc danh mục vị trí công tác theo quy định, bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác và điều kiện thực tế của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không gây tăng giảm, biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
Giai đoạn 2016-2020, có 2.032 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, trong đó: Khối quận, huyện, thị xã có 1.209 trường hợp; khối sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố 461 trường hợp và các đơn vị hiệp quản 362 trường hợp. Nhìn chung, việc chuyển đổi vị trí công tác khối sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố chủ yếu diễn ra ở nội bộ các đơn vị có quy mô lớn; khối quận, huyện, thị xã tập trung vào các chức danh nghề nghiệp viên chức, công chức hành chính, công chức cấp xã làm công việc kế toán, địa chính - xây dựng, thanh tra xây dựng, kế toán làm việc tại các trường học.
Đa số cán bộ, công chức, viên chức khi được chuyển đổi vị trí đều an tâm công tác, nhanh chóng tiếp cận vị trí, công việc mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; một số đã được xem xét bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ, làm cơ sở để các cấp, các ngành bồi dưỡng, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ lâu dài, Việc chuyển đổi vị trí công tác được duy trì và thực hiện theo định kỳ, là một giải pháp cần thiết để tăng cường công tác giám sát trong nội bộ cơ quan, đơn vị, góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa những phát sinh tiêu cực, đồng thời cũng là điều kiện, môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm thực tế ở những vị trí công tác khác nhau, phát huy tính năng động, sáng tạo, tạo ra phong cách, tác phong làm việc mới hiệu quả hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; ngoài ra, việc chuyển đổi vị trí công tác cũng góp phần điều chỉnh, tăng cường công chức, viên chức có chuyên môn nghiệp vụ cho các lĩnh vực quản lý, địa bàn cần thiết khi có yêu cầu.
Hoàng Yến
(Còn nữa)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang