Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần Thơ: Cảnh giác với các “chiêu trò” lừa đảo qua mạng xã hội

Cảnh Nhật

Thứ hai, 09/09/2024 - 16:10

(Thanh tra) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa, lực lượng chức năng thành phố Cần Thơ đã tăng cường các biện pháp quản lý, tuyên truyền đề cao cảnh giác...

Cần nâng cao cảnh giác với các “chiêu trò” lừa đảo trên mạng xã hội. Ảnh: CA

Gọi điện thoại giả danh để lừa đảo

Tháng 6/2024, bà N.T.T.T. (70 tuổi, trú quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) nhận được cuộc gọi của một người xưng là “cán bộ công tác tại Công an thành phố Hà Nội”. Sau khi kết bạn qua zalo, người này thông báo bà T. có liên quan đến vụ án mua bán ma túy và rửa tiền, rồi đưa điện thoại cho một người khác xưng “làm tại viện kiểm sát” để đọc lệnh bắt, di lý bà T. về Hà Nội.

Sau khi tìm hiểu, biết bà T. có 2 sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng, đối tượng nói rằng giám đốc ngân hàng nơi bà T. gửi tiền cũng có liên quan đến vụ án và nói bà T. mở tài khoản tại ngân hàng khác cho an toàn, nếu không sẽ đóng băng tài khoản ngân hàng của bà T..

Do lo sợ, bà T. đã đến một ngân hàng khác mở tài khoản, sau đó đối tượng yêu cầu đăng ký dịch vụ chuyển tiền qua tin nhắn và cung cấp mã giao dịch (OTP). Người này tiếp tục yêu cầu bà T. chuyển tiền từ 2 tài khoản tiết kiệm đến tài khoản mới mở. Ngoài ra, đối tượng còn “khuyên” bà T. bán đi những tài sản có giá trị để lấy tiền gửi vào tài khoản ngân hàng mới mở. Sau mỗi lần chuyển tiền, gửi tiền, đối tượng đều yêu cầu bà cung cấp mã OTP.

Tổng số tiền bà T. đã chuyển và gửi vào tài khoản ở ngân hàng là hơn 50.050.000 đồng. Sau đó vài ngày, bà T. ra ngân hàng để rút tiền thì được nhân viên ngân hàng thông báo trong tài khoản chỉ còn 50.000 đồng. Biết mình bị lừa nên bà T. đã đến công an trình báo sự việc.

Theo UBND thành phố Cần Thơ, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, mặc dù phương thức, thủ đoạn không mới, song cách thức ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, đánh đúng vào tâm lý của bị hại nên vẫn có một bộ phận người dân mắc bẫy.

Tháng 7/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Cần Thơ đã triệt phá chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội. Công an đã bắt tạm giam đối tượng lừa đảo Trần Văn Vụ (sinh năm 1990, ngụ tại huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) để điều tra. Tại cơ quan công an, đối tượng Vụ khai nhận đã thực hiện 4 vụ lừa đảo chiếm đoạt số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng.

Thủ đoạn mà nhóm đối tượng này sử dụng là dùng sim khuyến mãi tạo tài khoản zalo, facebook để giả danh giám đốc các công ty lương thực lừa bán lúa, gạo giá rẻ. Khách hàng đồng ý giao dịch mua bán thì phải đặt cọc bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho đối tượng. Sau khi nhận tiền, đối tượng xóa các giao dịch trên mạng, chặn zalo, facebook để chiếm đoạt tiền của các bị hại.

Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tiếp nhận 312 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 146 vụ án, 111 bị can. Đáng lưu ý, số vụ tiếp nhận tin báo tăng qua từng năm, tập trung vào thủ đoạn lừa đảo về tuyển dụng việc làm, cộng tác viên bán hàng, làm nhiệm vụ qua mạng…

Thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp

Theo UBND thành phố Cần Thơ, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo là gọi diện thoại giả danh cán bộ làm trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như: Cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, nhân viên nhà mạng, chuyển phát nhanh, ngân hàng, bảo hiểm… với nhiều kịch bản khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, các đối tượng thường sử dụng các phần mềm công nghệ có chức năng giả mạo đầu số điện thoại gọi điện để lừa đảo…

Ngoài phương thức gọi điện thoại, các đối tượng lừa đảo còn thiết lập trạm BTS viễn thông giả mạo để phát tán tin nhắn của các ngân hàng, nhãn hàng lớn chứa các đường link giả mạo nhằm đánh cắp thông tin, tài khoản ngân hàng. Sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Một thủ đoạn khác là chiếm quyền điều khiển hoặc giả mạo tài khoản mạng xã hội (zalo, facebook, telegram, instagram, tiktok…) gọi điện, nhắn tin đến bạn bè, người thân của chủ tài khoản để vay tiền, nhờ chuyển hộ tiền, mua thẻ cào điện thoại… Đặc biệt, gần đây xuất hiện thủ đoạn mới, đối tượng sử dụng công nghệ “deepfake” để giả mạo âm thanh, video của chủ tài khoản, gọi “video call” để lừa đảo; sử dụng chức năng mở tài khoản ngân hàng online để tạo tài khoản ngân hàng trùng tên với chủ tài khoản để lừa đảo.

Ngoài ra, các đối tượng còn thực hiện hành vi lừa đảo thông qua các hoạt động đầu tư trên các sàn chứng khoán, sàn ngoại hối, tiền điện tử; tuyển dụng việc làm, tuyển cộng tác viên bán hàng trực tuyến, mua bán hàng online; hoạt động cho vay tiền online, chuyển tiền nhầm vào tài khoản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông qua hoạt động kêu gọi làm từ thiện; thủ đoạn bẫy tình, tặng quà có giá trị để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ cho biết, để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, UBND thành phố đã đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội; thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành; chủ tịch UBND quận, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chế tài xử lý đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, thông báo, phổ biến sâu rộng các hành vi, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp, người dân, gắn với vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình để người dân chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý, tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản…

Theo Công an thành phố Cần Thơ, người dân không nên hoảng sợ khi nhận điện thoại, tin nhắn, các thông tin có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân hoặc các thông báo có liên quan đến các vụ án, vụ việc. Khi nhận được những cuộc gọi, tin nhắn có nội dung này cần báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý, tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản và mã giao dịch ngân hàng cho bất cứ người nào.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm