Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/08/2014 - 13:55
(Thanh tra) - Để bảo đảm xét xử độc lập, thực hiện quyền tư pháp, các chuyên gia cho rằng, trong hệ thống tòa án nhân dân (TAND) chỉ nên tồn tại quan hệ tố tụng, chứ không thể tồn tại quan hệ cấp trên - cấp dưới như trong các cơ quan hành chính
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cho rằng, hệ thống tòa án nên tổ chức theo thẩm quyền xét xử. Ảnh: Thảo Nguyên
“Biến TAND Tối cao thành một bộ thì làm sao độc lập được?”
Theo các chuyên gia, Dự thảo Luật Tổ chức TAND cần cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về nội dung khái niệm “quyền tư pháp”.
Khi thực hiện quyền tư pháp, TAND có nhiệm vụ, quyền hạn: Xét xử các vụ án và các việc khác theo quy định của pháp luật; quyết định xử lý vi phạm hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND; quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; thông qua hoạt động xét xử, phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Đây là vấn đề lớn, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu sâu, đánh giá thực tiễn và phải được cân nhắc một cách rất thận trọng trước khi quy định trong luật. Nhất là khi nội dung Dự thảo Luật cho thấy, hệ thống TAND vẫn tổ chức theo hình thức khép kín như Chánh án TAND Tối cao có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Chánh án, Phó Chánh án và các chức danh lãnh đạo khác của TAND các cấp; quản lý kinh phí hoạt động...
“Những quy định nói trên là hoàn toàn không phù hợp với nội dung của Hiến pháp khi xác định TAND là cơ quan xét xử, cơ quan thực hiện quyền tư pháp, biến TAND Tối cao thành một bộ thì làm sao độc lập được?”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đặt vấn đề.
Theo ông Thuận, Dự thảo Luật phải nhấn được TAND khác cơ quan hành pháp, hành chính, không tổ chức theo Tòa án cấp trên - cấp dưới mà tổ chức theo thẩm quyền xét xử.
“Cần phải nghiên cứu kỹ”, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh và đề nghị, cần làm rõ hơn quyền tư pháp gồm những nội dung gì, có quyền từ chối yêu cầu bảo vệ công lý không khi người dân cho rằng họ bị xâm phạm; cơ chế bảo vệ tư pháp trong Hiến pháp…
Có phát triển án lệ?
Ở nước ta, án lệ không phải là nguồn luật. Ngoài các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao còn có thể lựa chọn các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án khác để phát triển thành án lệ cho các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia tán thành với quy định Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có nhiệm vụ quyền hạn “phát triển án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” và cho rằng, cần tiếp tục làm rõ “án lệ” là gì? giá trị pháp lý của án lệ. Các tiêu chí, điều kiện, thủ tục lựa chọn, công bố án lệ, việc thay đổi, hủy bỏ án lệ.
Chuyên gia pháp luật cao cấp Dương Thanh Mai nhấn mạnh, với quy định này sẽ cụ thể hóa một phương thức quan trọng để tòa án thực thi nhiệm vụ “áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, góp phần bảo đảm Tòa án xét xử công bằng, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ngay cả trong những trường hợp chưa có quy định pháp luật hoặc quy định pháp luật chưa rõ có thể dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các tòa án.
Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại của nước ta, cũng có ý kiến bày tỏ băn khoăn, đề nghị không nên quy định thẩm quyền của TAND Tối cao phát triển án lệ.
Ông Nguyễn Văn Thuận nhận định: Tòa án chưa được giao quyền giải thích pháp luật thì chưa thể phát triển án lệ. Cho nên, phải tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật. Theo ông Thuân, không nên quy định phát triển án lệ trong Dự án Luật này dẫn đến tranh luận không cần thiết.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải