Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Các chuyên đề cần xác định rõ những vấn đề mới, trọng tâm, đột phá

Thanh Thanh

Thứ ba, 24/08/2021 - 21:14

(Thanh tra) - Ngày 24/8, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức phiên họp thứ nhất Ban Soạn thảo các chuyên đề của Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam phục vụ Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Q.V

Tại phiên họp, đại diện Tổ Biên tập đã báo cáo tóm tắt về việc MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng đề án.

Căn cứ Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Bộ Chính trị thành lập, Đảng Đoàn MTTQ Việt Nam được phân công chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, xây dựng chuyên đề 26 và chuyên đề 27.

Chuyên đề 26 có chủ đề là phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Chủ đề của Chuyên đề 27 hướng tới là bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Tại phiên họp, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận về nội dung dự thảo của 2 chuyên đề nhằm làm rõ vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền.

Các ý kiến cũng đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong đảm bảo thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phát quyền XHCN, trong đó tập trung vào hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân; giám sát, phản biện xã hội...

Tại phiên họp, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập cần nghiên cứu kỹ Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án để cụ thể hóa, bổ sung vào đề cương, kế hoạch thực hiện qua đó làm cơ sở đề xuất Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Đối với việc xây dựng các chuyên đề, ông Đỗ văn Chiến nêu rõ, việc xác định quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phải căn cứ chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; bám sát nguyên tắc của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở để đảm bảo việc nghiên cứu sâu sắc toàn diện, hệ thống.

Các chuyên đề cần xác định rõ những vấn đề mới, trọng tâm, đột phá những vấn đề cần giải quyết trong thời gian ngắn, những vấn đề chiến lược, lâu dài, ông Đỗ văn Chiến nhấn mạnh.

Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập quan tâm đến việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các vị nguyên lãnh đạo UBTƯ MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên, MTTQ Việt Nam các tỉnh thành phố trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các nội dung để các chuyên đề có chất lượng tốt nhất, thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cần dành thời gian nghiên cứu, tổng hợp để các chuyên đề phải có tính hệ thống, cơ sở lý luận cao, có yếu tố đổi mới, đột phá, cũng như đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, ông Đỗ Văn Chiến lưu ý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm