Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng, Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra khi cần thiết

Thứ sáu, 10/04/2015 - 12:57

(Thanh tra) - Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về thẩm quyền, đối tượng thanh tra, Thanh tra Bộ thanh tra chuyên ngành đối với các sở GD&ĐT; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

Thanh tra Sở thanh tra chuyên ngành đối với phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.

Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch và thanh tra chuyên ngành đột xuất; quyết định phân công thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập... Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Nội dung quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 1, Điều 52 Luật Thanh tra. Nội dung quyết định phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Căn cứ vào tình hình và yêu cầu quản lý cụ thể, người ra quyết định thanh tra lựa chọn một số nội dung nêu tại Chương II Thông tư này để quyết định thanh tra đối với một đối tượng hoặc lựa chọn một nội dung để thanh tra chuyên đề đối với một số đối tượng khác nhau.

Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 Luật Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra; được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra để ban hành văn bản của đoàn thanh tra. Thành viên đoàn thanh tra, thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra.

Về trình tự và thủ tục tiến hành cuộc thanh tra, Điều 13 quy định, việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra của doàn thanh tra; phổ biến kế hoạch thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành; công bố quyết định thanh tra; thu thập thông tin, tài liệu, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật; báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng kết luận thanh tra; kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra thực hiện theo quy định từ Điều 18 đến Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra, dự trù kinh phí hoạt động thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng, Giám đốc Sở phê duyệt; đề nghị Bộ trưởng, Giám đốc Sở công nhận cộng tác viên thanh tra thuộc Bộ; hướng dẫn nhiệm vụ, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành; trưng tập cộng tác viên thanh tra; tổ chức thanh tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm của các tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền; xử lý sau thanh tra...

Phòng GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành hằng năm đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn; giới thiệu cán bộ quản lý, giáo viên thuộc quyền quản lý của phòng GD&ĐT để sở GD&ĐT công nhận và trưng tập cộng tác viên thanh tra; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao; hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra nội bộ; thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra nội bộ theo quy định cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Đồng thời, thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm