Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 01/12/2022 - 22:55
(Thanh tra)- Là đề tài khoa học cấp cơ sở do bà Đậu Thị Hiền làm Chủ nhiệm được Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (Viện CL&KHTT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến để hoàn thiện đề tài, vào ngày 1/12.
Bà Đậu Thị Hiền trình bày nội dung nghiên cứu của mình. Ảnh: TH
Chủ nhiệm Đề tài cho biết, với mục đích hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả việc bảo đảm thực hiện quyền; hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra, đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính bao gồm: Một số vấn đề chung về bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra; thực trạng bảo đảm quyền của đối tượng thanh tra; giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo đảm quyền của đối tượng thanh tra.
Quyền của đối tượng thanh tra bao gồm những quyền áp dụng chung cho các tổ chức và người dân trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước nói chung như quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, quyền được bảo vệ về tài sản, uy tín… Quyền được quy định cụ thể trong pháp luật thanh tra, thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa người tiến hành thanh tra và đối tượng thanh tra, như quyền giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra, khiếu nại các quyết định, hành vi của người tiến hành thanh tra, khiếu nại đối với những kết luận, quyết định xử lý về thanh tra và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người tiến hành thanh tra khi làm thiệt hại đến các lợi ích hợp pháp của mình.
Bảo đảm quyền của đối tượng thanh tra chính là việc Nhà nước ghi nhận quyền, có cơ chế bảo đảm chắc chắn quyền đó được thực hiện trên thực tế và bảo vệ khi nó bị xâm hại. Trong đó, pháp luật là phương tiện chính thức hoá các giá trị quyền của đối tượng thanh tra. Các quyền đó được pháp luật hoá và mang tính bắt buộc, được thừa nhận và bảo vệ.
Bên cạnh cơ chế bảo vệ trực tiếp, việc bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra còn được thực hiện thông qua cơ chế kiểm soát nội bộ của các cơ quan thanh tra bằng việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra; thông qua cơ chế kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra; cơ chế thanh tra lại; nguyên tắc hoạt động thanh tra; việc xử lý hành vi vi phạm của cán bộ thanh tra trong hoạt động thanh tra.
Chủ nhiệm chỉ ra những tồn tại, hạn chế về việc bảm đảm quyền của đối tượng thanh tra. Theo đó, về mặt pháp luật cho thấy, pháp luật thanh tra quy định chưa đầy đủ quyền của đối tượng thanh tra được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận; pháp luật về thanh tra quy định quyền khiếu nại đối với kết luận thanh tra trong hoạt động thanh tra hành chính là chưa phù hợp, thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện; trình tự, thủ tục thực hiện quyền khiếu nại đối với kết luận thanh tra chưa phù hợp với tính chất của hoạt động thanh tra; cơ chế kiểm soát nội bộ trong hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể tiến hành thanh tra chưa hoàn thiện.
Mặt khác, tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ thanh tra trong hoạt động thanh tra vẫn diễn ra khá phổ biến nhưng chưa có cơ chế phòng ngừa, phát hiện hiệu quả; các chủ thể tiến hành thanh tra chưa quan tâm đến việc thực hiện quyền của đối tượng thanh tra, nhất là quyền giải trình đối với vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; nhận thức của các chủ thể tiến hành thanh tra về việc bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra chưa đầy đủ, thống nhất.
Trên cơ sở đó, Chủ nhiệm Đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc bảo đảm thực hiện quyền của đối tượng thanh tra như: Cần bổ sung quyền của đối tượng thanh tra, quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra; bổ sung quyền đề nghị thay thế thành viên đoàn thanh tra khi có bằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên đoàn thanh tra theo quy định;
Bổ sung quyền của đối tượng thanh tra trong việc phản ánh, kiến nghị về những hành vi, sai phạm của người tiến hành thanh tra và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình được thanh tra.
Bổ sung quyền về bảo vệ bí mật riêng tư, bí mật kinh doanh của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra…
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đều đánh giá cao chất lượng các nội dung nghiên cứu của đề tài. Nội dung nghiên cứu lý luận khá tương đối đầy đủ và phù hợp, nhận định, đánh giá về thực trạng phong phú, phản ánh nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành các quy định về quyền của đối tượng thanh tra; quan điểm, giải pháp của đề tài tương đối bao quát, đầy đủ. Nội dung đề tài đã giải quyết được vấn đề đặt ra tại mục tiêu nghiên cứu.
Tuy nhiên, để hoàn thiện đề tài cần chỉnh sửa một số nội dung kỹ thuật; nên sắp xếp lại cho logic các đề mục: Quan niệm, phân loại, đặc điểm; nội dung, các yếu tố bảo đảm; trách nhiệm của các chủ thể trong bảo đảm; yếu tố tác động…
Kết thúc hội thảo, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu tiếp thu và cảm ơn các ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự để hoàn thiện đề tài trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh