Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 28/03/2014 - 15:59
(Thanh tra) - Dự kiến trong thời gian tới, sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 28 luật liên quan tới quyền con người, trong đó có 12 văn bản thuộc lĩnh vực dân sự, chính trị và 16 văn bản thuộc lĩnh vực quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân.
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên
Tại hội thảo “định hướng thể chế hóa bằng pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013”, do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 28/3, GS.TS Nguyễn Đăng Dung khẳng định, điểm thay đổi nhất, sáng giá nhất trong Hiến pháp mới chính là những quy định về quyền con người, quyền công dân.
Theo GS.TS Dung, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Việt Nam đã đưa cách tiếp cận của thế giới về nhân quyền vào Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc thay đổi vị trí từ chương V trong Hiến pháp 1992 về chương II trong Hiến pháp 2013 và bổ sung “Quyền con người” vào tên chương, đó không đơn thuần là sự chuyển dịch cơ học, một sự hoán vị về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức.
Hiến pháp mới đã không còn đồng nhất quyền con người và quyền công dân mà sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ này cho các quyền tự do hiến định. Nhất là, Hiến pháp đã thay đổi về cách thức hiến định về các quyền con người, từ công thức Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân sang công thức các quyền con người là tự nhiên, vốn có, Nhà nước phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính… “Đây là một thể hiện quan trọng bậc nhất trong tư duy chính trị pháp lý của Việt Nam chúng ta”, GS.TS Nguyễn Đăng Dung nói.
Đồng ý kiến, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước pháp luật nhận định, Hiến pháp sửa đổi đã ghi nhận các quyền theo cách: Con người có quyền, công dân có quyền. Việc hạn chế quyền con người là điều kiện để bảo đảm tính hiện thực của các quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân bằng giữa các lợi ích trong mối quan hệ Nhà nước - Con người, Công dân, Cá nhân; bảo đảm sự minh bạch và lành mạnh của các mối quan hệ này. “Quyền con người, quyền công dân là những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt. Chúng chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp đặc biệt (vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng) như quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp sửa đổi”, PGS.TS Phạm Hữu Nghị nêu rõ.
Để các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp đi vào cuộc sống, các ý kiến cho rằng nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với Hiến pháp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhấn mạnh, trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp sửa đổi có thể vẫn sẽ là quyền hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật cụ thể.
PGS.TS Phạm Hữu Nghị đề xuất, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của Hiến pháp sửa đổi về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, rà soát các văn bản hiện hành từ góc độ phù hợp với các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, để đề xuất sửa đổi, bổ sung cần thiết; sớm soạn thảo và ban hành các đạo luật về hội, về biểu tình, về báo chí, về tiếp cận thông tin, trưng cầu ý dân... để tạo hành lang pháp lý cho con người, công dân thực hiện ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mình.
“Chỉ trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân mới có điều kiện tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm”, GS.TS Trần Ngọc Đường nhận định.
Theo Bộ Tư pháp, để Hiến pháp 2013 sớm đi vào cuộc sống, dự kiến trong thời gian tới sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới 28 luật liên quan tới quyền con người, trong đó có 12 văn bản thuộc lĩnh vực dân sự, chính trị và 16 văn bản thuộc lĩnh vực quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Triển khai thực hiện kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã xây dựng kế hoạch rà soát các quy định về quyền con người trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và công việc này cũng đã bắt đầu được triển khai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân