Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

4 chuyên đề nghiên cứu khoa học độc lập được nghiệm thu

Thái Hải

Thứ ba, 23/11/2021 - 10:24

(Thanh tra)- Ngày 22/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CLKHTT) tổ chức họp nghiệm thu các chuyên đề khoa học độc lập năm 2021.

Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra nghiệm thu 4 chuyên đề nghiên cứu khoa học độc lập. Ảnh: TH

Các chuyên đề được nghiệm thu là: Chuyên đề “Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Viện CLKHTT” của ông Hoàng Văn Biên, Phòng Hành chính - Tổ chức; Chuyên đề “Hoàn thiện quy định về quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ (TTCP)” và Chuyên đề “Vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018” của bà Phạm Diệu Huyền - Phòng Quản lý Khoa học; Chuyên đề “Vấn đề xử lý hành vi nhũng nhiễu của người có chức vụ, quyền hạn” của TS Nguyễn Thị Thu Nga - Phòng Nghiên cứu khoa học, Viện CLKHTT.

Theo Chủ nhiệm Chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Viện CLKHTT”, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Viện CLKHTT luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Chi ủy và Lãnh đạo Viện và đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện một số biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với điều kiện thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó, việc nghiên cứu chuyên đề nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Viện CLKHTT là cần thiết.

Theo kết quả nghiên cứu, chuyên đề nghiên cứu về một số vấn đề chung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực trạng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Viện CLKHTT; một số đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Viện CLKHTT.

Đối với chuyên đề, Tổ Đánh giá nghiệm thu, các thành viên cho rằng, chuyên đề có hình thức phù hợp; về cơ bản, chuyên đề phản ánh khá đầy đủ các vấn đề đặt ra, nhất là về sử dụng lao động và sử dụng kinh phí của Viện. Tuy nhiên, chuyên đề cần bám sát quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đề cập đến vấn đề mua sắm, sửa chữa trụ sở, đi sâu vào vấn đề kiểm soát thu chi, tổ chức bộ máy…

Đối với Chuyên đề “Hoàn thiện quy định về quản lý đề tài khoa học của TTCP”, bà Phạm Diệu Huyền cho rằng, trong những năm qua, công tác quản lý các đề tài khoa học của TTCP đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực công tác ngành. Nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị đã được áp dụng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế liên quan đến tổ chức, hoạt động của ngành Thanh tra…

Quá trình thực hiện và theo yêu cầu, hướng dẫn mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy chế quản lý đề tài khoa học hiện nay của TTCP còn những điểm bất cập, chưa hợp lý, khiến công tác quản lý đề tài khoa học còn gặp khó khăn… Do đó, việc nghiên cứu chuyên đề nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về quản lý đề tài khoa học của TTCP là cần thiết.

Theo kết quả nghiên cứu, chuyên đề nghiên cứu các nội dung: Những vấn đề lý luận chung về quản lý đề tài khoa học của TTCP; Thực trạng quy định về quản lý khoa học của TTCP; Giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý đề tài khoa học của TTCP.

Tại cuộc họp, Tổ Đánh giá nghiệm thu nhận xét việc nghiên cứu cần đi thẳng vào các nội dung nghiên cứu là hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý đề tài khoa học thay vì nhiều vấn đề lý thuyết như nội dung chuyên đề hiện nay; cần phân tích quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề này và đánh giá trạng và thực tiễn thực hiện các quy định quản lý khoa học của TTCP, sau đó nêu lên các nội dung cần sửa đổi trong quy định về quản lý đề tài khoa học hiện nay.

Đối với Chuyên đề “Vấn đề công khai bản kê khai TSTN theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018”, theo bà Huyền, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị đã có những quy định về kê khai TSTN. Tuy nhiên, việc các quy định về công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định. Do đó, việc nghiên cứu chuyên đề nhằm tìm ra những điểm còn hạn chế và giải pháp sửa đổi, khắc phục những tồn tại, hạn chế về vấn đề này là cần thiết.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, với mục tiêu là đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, chuyên đề nghiên cứu về quan niệm, vai trò, ý nghĩa của việc công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn; kinh nghiệm của một số nước về công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn và bài học rút ra cho Việt Nam; quy định pháp luật và việc thực hiện quy định về công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; giải pháp nâng cao hiệu quả việc công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn.

Trong phần nhận xét, tổ đánh giá nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu chuyên đề. Chuyên đề đã có sự nghiên cứu nghiêm túc, công phu, đưa được kinh nghiệm quốc tế về công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phần thực trạng, chuyên đề đã giải quyết tốt các vấn đề về quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về công khai bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn…

Đối với Chuyên đề “Vấn đề xử lý hành vi nhũng nhiễu của người có chức vụ, quyền hạn”, TS. Nguyễn Thị Thu Nga cho biết, “nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ” (khoản 6 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Tình trạng nhũng nhiễu thường xảy ra trong hoạt động của một số cơ quan công quyền, nhất là tại các cơ quan hành chính, nơi trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp với những biểu hiện đa dạng, phong phú. Nó được coi là một dạng tham nhũng vặt, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh phục vụ của cơ quan Nhà nước…

Tuy nhiên, các quy định và chế tài pháp lý để xử lý hành vi này chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Việc phát hiện, xử lý hành vi này cũng như khắc phục nguyên nhân dẫn tới tình trạng này vẫn còn những vướng mắc, hạn chế nhất định. Thực trạng này đòi hỏi cần phải nghiên cứu thấu đáo để xác định các nguyên nhân cả về pháp lý và thực tiễn, nhằm phát hiện, xử lý tốt hơn hành vi nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp và giảm thiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do đó, việc nghiên cứu chuyên đề này là cần thiết.

Theo kết quả nghiên cứu, chuyên đề nghiên cứu một số vấn đề chung về hành vi nhũng nhiễu của người cơ chức vụ, quyền hạn; thực trạng xử lý hành vi nhũng nhiễu của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay; giải pháp nâng cao hiệu quả việc xử lý hành vi nhũng nhiễu của người có chức vụ, quyền hạn.

Tổ Đánh giá, nghiệm thu đánh cao kết quả nghiên cứu, chuyên đề đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính bao quát, tính thời sự cao; chuyên đề được thực hiện rõ ràng, chi tiết, việc phân tích thực trạng rất tốt và là điểm nổi bật của chuyên đề, làm rõ được thực trạng xử lý hành vi nhũng nhiễu của người có chức vụ, quyền hạn; số liệu được trích dẫn cụ thể. Về giải pháp, đã có rất nhiều giải pháp phù hợp được đưa ra, tuy nhiên, cần sắp xếp lại, mang tính hệ thống hơn, từ mặt nhận thức, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện; bên cạnh đó, có thể đề cập đến giải pháp cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hoạt động giám sát từ phía xã hội…

Kết thúc buổi họp, với những kết quả đạt được, tổ đánh giá, nghiệm thu thống nhất thông qua nội dung nghiên cứu các chuyên đề.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm