Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử nghiêm việc bao che, cản trở chống tham nhũng

Bảo Thạch

Chủ nhật, 17/05/2020 - 19:59

(Thanh tra) - Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra, không để xảy ra tình trạng hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm, nhưng chỉ xử lý hành chính.

Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm như: Quản lý, sử dụng đất đai… Trong ảnh: Thị xã La Gi. Ảnh: VTV

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2020. Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN. Việc thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng quy định rõ về thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.

Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng là nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng trong kế hoạch của tỉnh, trong đó: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ (ít nhất 02 cuộc) để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng “tham nhũng vặt”, các hành nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra để phòng ngừa tham nhũng, cụ thể: Thanh tra tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thanh tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt và các cuộc thanh tra đột xuất khi có yêu cầu. Tăng cường, tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: Quản lý ngân sách; quản lý các quỹ; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý các dự án, xây dựng cơ bản, công tác cán bộ, thi hành án, thu phí, lệ phí…. Kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và gây bức xúc trong xã hội. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra để phát hiện, làm rõ trách nhiệm, chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục, sửa đổi, bổ sung những sơ hở, bất cập trong quản lý và cơ chế, chính sách; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước và PCTN.

Trong quá trình thực hiện thanh tra kinh tế - xã hội, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra, không để xảy ra tình trạng hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm, nhưng chỉ xử lý hành chính. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc, xử lý kịp thời, đúng mức, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm; xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm tại cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc trách nhiệm quản lý; kiên quyết thu hồi tiền, tài sản, đất đai thất thoát do sai phạm, nhất là tài sản tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra, xử lý vụ việc tham nhũng.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN, Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở, ban, ngành và thanh tra cấp huyện tiến hành thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thuộc quyền quản lý theo đúng kế hoạch đã phê duyệt.

Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng; công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có thẩm quyền phải phân công, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng đúng quy định tại Mục 3, Chương III Luật PCTN năm 2018; thực hiện bảo vệ người tố cáo đúng quy định của Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tố cáo và Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Công an tỉnh thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật mọi tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng (kể cả vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do cơ quan kiểm toán và các cơ quan, tổ chức khác phát hiện, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra). Có kế hoạch phối hợp với Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm; đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng, phức tạp, kéo dài, được dư luận xã hội quan tâm. Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước.

Tiếp tục phối hợp thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 03/2018 ngày 18/10/2018 của Viện KSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Thanh tra Chính phủ quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra; Quy chế phối hợp số 614/QCPH ngày 15/6/2017 giữa Viện Kiểm sát - Công an - Bộ đội Biên phòng - Thanh tra - Cục Thuế - Chi cục Kiểm lâm - Chi cục Quản lý thị trường - Chi cục Thủy sản - Cục Hải quan Đồng Nai trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh. Quá trình điều tra, xác minh các vụ án tham nhũng cần chú trọng việc thu hồi tài sản tham nhũng và kiên quyết xử lý các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng.

Bên cạnh nhiệm vụ phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí và công dân trong công tác đấu tranh PCTN; thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về PCTN; kế hoạch cũng nhấn mạnh đến công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, cụ thể: Thực hiện các quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN tại khu vực ngoài Nhà nước. Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ Luật PCTN và các quy định pháp luật có liên quan để ban hành và thực hiện quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức của mình, tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định Luật PCTN thực hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình; có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp, tổ chức.

 

Tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ

Sở Nội vụ hướng dẫn và tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, việc thực thi công vụ… để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp theo quy định của Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Kiểm tra làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân cố tình bao che, né tránh, chậm trễ, kéo dài, kết luận sai lệch trong giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu phục vụ yêu cầu điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm kiểm điểm, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm người đứng đầu trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và báo cáo kết quả xử lý người đứng đầu thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quản lý khi xảy ra vụ việc liên quan đến tham nhũng, lồng ghép vào báo cáo công tác PCTN định kỳ cho UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).

 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.

Công Thắng - Phạm Hoa

21:13 11/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm