Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trung Quốc đẩy nhanh điều tra Chu Vĩnh Khang

Thứ sáu, 15/08/2014 - 17:28

Giới chuyên gia Trung Quốc và quốc tế nhận định chủ tịch Trung Quốc đang cảnh cáo giới quan chức cấp cao rằng ông đang thật sự “giơ nắm đấm thép” chống tham nhũng.

Ông Chu Vĩnh Khang thời còn đương chức - Ảnh: Reuters

Tạp chí Tài Kinh bình luận để đưa cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang ra ánh sáng, Chủ tịch Tập Cận Bình chắc chắn phải cần có sự nhất trí cao độ giữa các thành viên cấp cao trong Bộ Chính trị. Và đây là lần đầu tiên một thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” kể từ năm 1978 đến nay.

Các động thái cũng cho thấy sự chuyển động nhanh chóng trong vụ điều tra gây nhiều chú ý này.

Quân đội và cảnh sát cam kết hỗ trợ điều tra

Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang, đã trở thành doanh nhân và giàu sụ dù không hề có kỹ năng kinh doanh. Tạp chí Tài Kinh cho rằng những gì Chu Bân có được đều nhờ vào thế lực của cha.

Truyền thông Trung Quốc còn cho biết Chu Bân có mối quan hệ với Lưu Hán, tỉ phú chuyên điều hành các băng nhóm hoạt động theo kiểu mafia, đã bị tuyên án tử hình. Chu Bân đã bán một công ty du lịch cho Lưu Hán với giá 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,95 triệu USD) dù giá trị thật của công ty này ít hơn rất nhiều. Lưu Hán mua lại công ty với giá cao ngất nhằm duy trì mối quan hệ. Từ đó, Lưu có thể nhờ cậy Chu Vĩnh Khang che chở các hoạt động buôn bán vũ khí và điều hành sòng bài trái phép của mình.

Trang web Nhật Báo Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA) ngày 31-7 dẫn lời giới chức cấp cao của PLA và cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc cam kết ủng hộ quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang của Bộ Chính trị Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng qua vụ điều tra Chu Vĩnh Khang, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ đến toàn thể quan chức còn đang tại vị rằng chớ dại dột đưa tay “nhúng chàm” cũng như thách thức lãnh đạo Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng không loại trừ một ai, dù người đó ở chức vụ nào, đã về hưu hay chưa. Bằng chứng, Chu Vĩnh Khang bị đưa ra ánh sáng chỉ một tháng sau khi cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu bị khai trừ Đảng và điều tra tham nhũng. Cả hai quan chức này đều về hưu trong năm 2012.

Cả giới chuyên gia ở Trung Quốc và nước ngoài đều cho rằng các trường hợp này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chính trường Trung Quốc, bởi từ sau Cách mạng văn hóa năm 1966 chưa có quan chức về hưu nào bị lôi ra công lý vì tội tham nhũng như hai ông Chu và Từ. “Vụ điều tra Chu Vĩnh Khang đang đưa ra một thông điệp cảnh cáo sắc bén đối với giới quan chức đang còn tại vị rằng nếu có hành vi tham nhũng, họ sẽ không thể hạ cánh an toàn khi về hưu như trước đây” - nhà bình luận chính trị ở Bắc Kinh Chương Lập Phàm nhận định.

Xoa dịu nỗi giận dữ của dân

Ông Viên Kinh Đông, nhà khoa học chính trị Trường ĐH Sydney (Úc), nhận định Chu Vĩnh Khang bị điều tra cũng có tác dụng xoa dịu sự bất bình đã dồn nén lâu ngày của người dân Trung Quốc do khoảng cách giữa những người giàu có quyền lực và nhóm người bất hạnh, bị phân biệt đối xử trong xã hội.

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng không phải ngẫu nhiên mà ông Tập Cận Bình và Bộ Chính trị Trung Quốc chọn thời điểm công bố điều tra Chu Vĩnh Khang chỉ khoảng một tháng trước thềm kỳ họp thường niên lần thứ 4 của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị. Giáo sư Trường Khoa học chính trị ĐH Nhân dân Trung Quốc Trương Minh giải thích đây là tín hiệu cho thấy mọi vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia đã được các thành viên ủy ban này nhất trí, trong đó có các vấn đề trọng tâm như tăng cường chống tham nhũng và nạn lạm dụng quyền lực cũng như cải cách luật pháp.

Còn giáo sư Tăng Nhuệ Sinh, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc của Trường đại học Nottingham (Anh), nhận định qua vụ Chu Vĩnh Khang cho thấy ông Tập Cận Bình đang ngày càng củng cố vững chắc vị trí của mình ở chính trường Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc thật ra đã có những bước quyết liệt “nhổ cỏ tận gốc” trong vụ tham nhũng này. Bằng chứng là trước khi “sờ gáy” Chu Vĩnh Khang, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lần lượt “phá hủy” hết những căn cứ quyền lực của Chu Vĩnh Khang trải dài từ ngành công nghiệp dầu khí, Bộ Công an đến các lĩnh vực khác như ngành tư pháp ở khắp Trung Quốc, đặc biệt ở tỉnh Tứ Xuyên.

Theo TT

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm