Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/03/2024 - 12:00
(Thanh tra) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) năm 2024 với mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác PCTN, TC trên địa bàn tỉnh.
Một buổi công bố kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Thanh tra tỉnh
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác PCTN, TC.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác PCTN, TC.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác PCTN, TC trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về PCTN, TC, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về PCTN, TC.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, TC; trong đó xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tăng cường công khai, minh bạch trong các hoạt động để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật PCTN; chương trình hành động của Chính phủ và của Tỉnh ủy về PCTN, TC.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
1.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, TC; kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực đặc biệt trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, tài chính, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, xây dựng, y tế, giáo dục…
- Bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về PCTN, TC; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, bộ phận có chức năng, nhiệm vụ PCTN, TC; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PCTN, TC đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được giao.
1.2. Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, TC
Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN và các văn bản liên quan đến công tác PCTN, TC và tổ chức thực hiện nghiêm túc.
1.3. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC
- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về PCTN.
- Đa dạng các hình thức thực hiện, sáng tạo trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao tác dụng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Đồng thời, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN phải gắn liền với việc thực hiện Kế hoạch 20-KH/TU ngày 20/9/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Tiếp tục thực hiện việc đưa nội dung PCTN, TC vào giảng dạy tại các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1.4. Thực hiện việc kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước đã được pháp luật quy định. Gắn kết chặt chẽ giữa theo dõi thi hành pháp luật với xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về PCTN.
2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
2.1. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Việc công khai phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Nội dung công khai, minh bạch theo Điều 10 Luật PCTN năm 2018.
- Thực hiện rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế của cơ quan đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Tăng cường trách nhiệm giải trình của CBCCVC trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và công khai báo cáo về công tác PCTN theo quy định của pháp luật.
2.2. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ đúng quy định của pháp luật. Chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn của các cơ quan, đơn vị. Người có hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải bị xử lý và chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật PCTN.
2.3. Thực hiện quy tắc ứng xử, quy định về quà tặng và kiểm soát xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Thực hiện quy tắc ứng xử, quy định về tặng quà và nhận quà tặng
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của ngành, lĩnh vực do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp theo Công điện số 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 và Quyết định số 22/2019/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh về quy tắc ứng xử của CBCCVC và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về PCTN, TC; quy tắc ứng xử; ban hành văn bản triển khai, chỉ đạo thực hiện quy tắc ứng xử sâu rộng tới toàn thể CBCCVC, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
b) Thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm ban hành kế hoạch tổ chức rà soát xung đột lợi ích hằng năm, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định.
2.4. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.
2.5. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt
a) Về cải cách hành chính
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 21/12/2023 của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở.
- Rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị; rà soát, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở cơ quan, đơn vị xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
b) Về ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số theo Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
c) Về thanh toán không dùng tiền mặt
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/2020/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 21/4/2022 triển khai Đề án Thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025.
2.6. Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương:
+ Đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp theo Chỉ thị số 10/CT-TTg.
+ Tổ chức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp (qua đường dây nóng, qua hệ thống “Phản ánh Kiến nghị” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, qua bưu điện, qua tiếp công dân…); lập và ghi sổ theo dõi; xử lý kịp thời CBCCVC, người lao động thuộc thẩm quyền nếu có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà, tham nhũng với người dân, doanh nghiệp.
+ Báo cáo kết quả số vụ việc kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận thuộc thẩm quyền, số vụ việc đã được xử lý, số người bị xử lý kỷ luật do vi phạm theo Chỉ thị 10/CT-TTg hằng quý.
2.7. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện nghiêm các quy định về kê khai, công khai tài sản, thu nhập; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai, công khai tại đơn vị. Việc tổ chức kê khai tài sản, thu nhập và việc kê khai của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của Luật PCTN; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và Công văn số 1084-CV/TU ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phối hợp kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác kê khai tài sản, thu nhập hằng năm trên địa bàn tỉnh. Căn cứ định hướng của Thanh tra Chính phủ, ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 sau khi trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch; triển khai kế hoạch xác minh; báo cáo, kết luận, công khai kết quả xác minh tài sản, thu nhập; kiến nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ. Đồng thời, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kê khai, công khai và xác minh tài sản, thu nhập tại các cơ quan, đơn vị.
3. Thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCTN, TC
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Chủ động tự tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, vụ án tham nhũng và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 26/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực về kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giám định và định giá tài sản trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện khuyến khích CBCCVC và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi tham nhũng. Xây dựng biện pháp bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng. Xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác.
- Thực hiện việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định tại Điều 72, Điều 73 của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.
4. Thực hiện công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước
- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định của Luật PCTN xây dựng và thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng.
- Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ vào quy định của Luật PCTN và luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình; thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định của Luật PCTN thực hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình; có trách nhiệm phản ánh, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại đơn vị.
5. Trách nhiệm của xã hội trong PCTN, TC
- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN; phản biện và giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN; tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn có liên quan trên các chuyên mục, tin, bài và các kênh phát thanh truyền hình. Đồng thời, phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động PCTN, TC và vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
6. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực
6.1. Qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử
Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, HĐND, Thường trực HĐND, ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND các cấp trong phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đề nghị cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, kiểm sát xử lý theo quy định của pháp luật. Khi nhận được đề nghị, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải xác minh, xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị.
6.2. Qua công tác tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; Thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, tiêu cực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm phải kịp thời chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét xử lý.
6.3. Qua công tác thanh tra, kiểm tra
- Thanh tra tỉnh, thanh tra cấp sở, thanh tra cấp huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu vi phạm gây bức xúc trong xã hội.
- Cơ quan thanh tra thông qua hoạt động thanh tra có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực và chuyển điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm ngay trong quá trình thanh tra, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.
- Xử lý nghiêm trách nhiệm của các đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra mà không phát hiện vi phạm do chưa làm hết trách nhiệm theo quy định.
6.4. Qua giải quyết phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Tập trung xem xét, xử lý, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền các đơn thư phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm phải kịp thời chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét xử lý, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởng người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng theo quy định.
6.5. Công tác điều tra, truy tố, xét xử
- Đề nghị viện kiểm sát Nhân dân, tòa án Nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp với cơ quan điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; đảm bảo không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; đồng thời, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc, vụ án tồn đọng từ những năm trước theo đúng quy định; thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC.
- Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp theo Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSTC-BCA- BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và cơ quan Thanh tra trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra; rút ngắn quá trình trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm kinh tế, tham nhũng, tiêu cực.
- Giao Thanh tra tỉnh phối hợp, trao đổi thông tin với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh về tình hình, kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng để tham mưu tổng hợp báo cáo Thanh tra Chính phủ theo quy định.
7. Công tác quản lý Nhà nước về PCTN, TC
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCTN, TC. Tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác PCTN, TC; việc triển khai thực hiện các kế hoạch của tỉnh và của chính cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện công tác PCTN, TC.
- Triển khai đầy đủ, có hiệu quả các cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN, TC trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai đánh giá công tác PCTN của tỉnh theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 khi Thanh tra Chính phủ chính thức ban hành.
(Còn nữa)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC