Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

PACA INDEX 2018: 16/63 tỉnh, thành không phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra

Thứ ba, 21/04/2020 - 17:04

(Thanh tra) - Thực tế này được đề cập tại Báo cáo Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh 2018 (PACA INDEX 2018) do Thanh tra Chính phủ vừa công bố.

Ảnh minh họa: Internet

Kết quả phát hiện các hành vi tham nhũng được báo cáo ghi nhận cụ thể như sau:

Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012, Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013, Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm; Chỉ thị 12/CT-TTg về việc tăng cường công tác, phát hiện, xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng; chủ động phối hợp theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo xử lý hành vi tham nhũng đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm.

Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020; Quy định số 01-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 10/5/2018 về trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban kiểm tra trong PCTN.

Đáng chú ý, Luật PCTN 2018 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

Năm thứ hai liên tiếp điểm số giảm so với năm trước đó

PACA 2018 đánh giá công tác phát hiện các hành vi tham nhũng chủ yếu qua 5 nội dung chính gồm: (1) công tác tự kiểm tra nội bộ; (2) công tác thanh tra; (3) công tác giải quyết tố cáo tham nhũng; (4) công tác giám sát;  và (5) công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng. Về nội dung C. Phát hiện các hành vi tham nhũng của PACA 2018 vẫn giữ nguyên yêu cầu so với PACA 2017.

Điểm số bình quân cả nước ở phát hiện các hành vi tham nhũng mới chỉ đạt 39,384% với yêu cầu (tương ứng 9,846/25 điểm). Kết quả này thấp hơn kết quả thực hiện ở cùng nội dung so với PACA 2017 (40,58% tương ứng với 10,14/25 điểm). Đây là năm thứ hai liên tiếp điểm số giảm so với năm trước đó (điểm số ở nội dung này của PACA 2016 là 11,02/25 điểm, tương ứng với 44,1%). Các yêu cầu đánh giá nội dung này không thay đổi so với PACA 2017.

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tệ nạn tham nhũng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng thì xu hướng giảm dần này đi ngược với nỗ lực của công cuộc PCTN hiện nay của Đảng và nhà nước .

Địa phương số điểm cao nhất ở nội dung này là Long An, đạt 23,06/25 điểm, tương đương 92,24%, tăng khá cao so với kết quả đã đạt được tại PACA 2017, đạt 16,99/25 điểm, tăng 6,07 điểm. Sau 3 năm thực hiện đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh, tỉnh Long An đều có kết quả tích cực, năm sau cao hơn năm trước (tại PACA 2016, tỉnh Long An đạt 14/25 điểm, tương đương với 56%).

Bên cạnh đó, Tuyên Quang  đạt điểm số thấp nhất ở nội dung này là  tỉnh được 0/25 điểm. Việc không đạt điểm nào ở nội dung này tại PACA 2018 cũng đặt ra một số yêu cầu về chất lượng phát hiện các hành vi tham nhũng cũng như vai trò lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh trong công tác PCTN.

Phát hiện tham nhũng qua kiểm tra nội bộ thấp

Phân tích sâu về cơ cấu điểm số cho thấy: Việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ và công tác giám sát còn thấp, đóng góp tương ứng 28,85% và  6% (tương đương 1,73/6 và 0,3/5 điểm). Kết quả này kém hơn kết quả của cùng nội dung tại PACA 2017 với số điểm lần lượt là 30,19% và 8,7% so với yêu cầu.

Công tác tự kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện sớm các hành vi tham nhũng, góp phần ngăn chặn và hạn chế hậu quả của các hành vi tham nhũng nội bộ thì kết quả trên là vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng đặt ra.

Vẫn có tới 37 địa phương đạt điểm 0 tức là không phát hiện được tham nhũng trong việc kiểm tra nội bộ.

11 tỉnh, thành phố đạt số điểm tối đa (Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Hà Giang, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Thái Bình, TP HCM, Tiền Giang, Lai Châu), đúng bằng số địa phương đạt điểm tối đa của nội dung này tại PACA 2017, đặc biệt Bắc Ninh, Lai Châu và TP HCM là tiếp tục đạt điểm tối đa tại nội dung này năm 2018.

Có 57/63 tỉnh, thành phố không đạt điểm nào ở mục phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, nhiều hơn tới 4 địa phương so với PACA 2017, số tỉnh không phát hiện được hành vi tham nhũng thông qua hoạt động giám sát tăng thêm; có hai địa phương đạt điểm tối đa, đó là tỉnh Long An và Thái Nguyên (đều đạt 5/5 điểm), PACA 2017, địa phương đạt điểm tối đa duy nhất ở nội dung này là Vĩnh Long.

Có 27/63 địa phương không đạt điểm nào ở nội dung phát hiện tham nhũng qua công tác giải quyết tố cáo tham nhũng, có 15/63 địa phương đạt điểm tối đa ở nội dung này. Điều này cho thấy vẫn có sự chênh lệch rất lớn ở các địa phương trên cả nước về công tác giải quyết tố cáo tham nhũng. Năm 2017, có 25/63 địa phương không đạt điểm nào và 18/63 địa phương đạt điểm tối đa.

Kết quả phát hiện tham nhũng vẫn chủ yếu thông qua công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Điều này được thể hiện qua kết quả trung bình chung của cả nước về phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra và qua công tác điều tra, truy tố, xét xử đạt 2.148/5 điểm và 3,584/4 điểm (tương ứng với 42,96% và 89,6% so với yêu cầu).

Kết quả tại nội dung này năm PACA 2017 lần lượt là 2,32/5 điểm và 3,21/4 điểm (tương ứng với 46,96% và 49,79%), khá tương đồng với kết quả năm nay. Mặc dù kết quả có giảm nhẹ so với năm ngoài nhưng đây vẫn là 02 nội dung đóng góp chủ yếu cho kết quả phát hiện các hành vi tham nhũng.

Điu tra, truy tố, xét xử là kênh quan trọng phát hiện tham nhũng

Tại nội dung phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, có 6/63 tỉnh, thành phố đạt điểm tối đa (Bình Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Trà Vinh) trong khi có tới 16/63 tỉnh, thành không phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra.

Kết quả này có giảm nhẹ so với kết quả cùng nội dung tại PACA 2017 (có 7/63 tỉnh, thành phố đạt điểm tối đa trong khi có tới 17/63 tỉnh thành không phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra).

Duy nhất có tỉnh Quảng Bình là vẫn tiếp tục đạt điểm tối đa ở nội dung này qua hai năm thực hiện PACA.

Trong khi đó, tại chỉ tiêu phát hiện tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, chỉ có 04/63 tỉnh thành là không phát hiện ra tham nhũng, kết quả này giảm 03 tỉnh so với cùng nội dung tại PACA 2017.

Bến Tre và Bình Thuận tiếp tục là 02 địa phương không phát hiện ra tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Kết quả này cho thấy rằng điều tra, truy tố, xét xử vẫn là kênh quan trọng trong việc phát hiện các hành vi tham nhũng (với 42/63 tỉnh, thành phố đạt điểm tối đa nội dung này tại PACA 2018).

Số liệu phân tích về độ phân tán (độ lệch chuẩn là 4,18) cho thấy công tác phát hiện các hành vi tham nhũng giữa các địa phương trên cả nước vẫn còn có nhiều khác biệt. Độ lệch chuẩn của nội dung phát hiện các hành vi tham nhũng đã giảm nhiều so với độ lệch chuẩn của PACA 2017 (giảm 29,47%), tại PACA 2017 độ lệch chuẩn là 4,438. Điểm trung vị của nội dung phát hiện tham nhũng là 10, cho thấy các điểm số tập trung ở dưới mức trung bình khá nhiều; đồng đều về điểm số giữa các địa phương trên cả nước đã được thu hẹp đáng kể nhưng ở mức yếu đều.

Theo báo cáo, lãnh đạo UBND các địa phương nói trên cần rà roát lại tổng thể các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện  các hành vi tham nhũng tại địa phương mình để có kết quả tích cực hơn, phản ánh thực chất hơn những nỗ lực của địa phương mình trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm