Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 19/12/2011 - 14:48
(Thanh tra) - Đầu tháng 11/2011, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố bản báo cáo hơn 30 trang về Chỉ số người đưa hối lộ năm 2011 (BPI 2011). Đây là một báo cáo tổng quan về những chi phí “đi đêm” của các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước thứ 2.
Báo cáo đã khiến cho nhiều quốc gia thấy rằng, việc “làm tiền” doanh nghiệp trong nước đã thành câu chuyện “thường ngày ở huyện”. Và, việc gây khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải là câu chuyện của bất cứ một quốc gia nào mà liên quan đến môi trường kinh doanh toàn cầu cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và xói mòn lòng tin vào chất lượng của các dịch vụ công. Những điều này đã làm giảm cơ hội cạnh tranh của các công ty trong nước đồng thời giảm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Thường thì các báo cáo hàng năm của TI ít “được lòng” các quốc gia. Bởi, dù muốn dù không thì không một chính phủ nào muốn bị “chỉ mặt, vạch tên” việc nước mình nhiều tham nhũng hay tình trạng tham nhũng còn cao.
Cũng có ý kiến cho rằng, báo cáo của TI thường được coi là đánh giá của các chuyên gia từ các viện nghiên cứu độc lập. Còn, việc nhận xét trực diện mỗi quốc gia thường được cho là thiếu thông tin.
Tuy nhiên, báo cáo về BPI lại là một báo cáo khác so với các báo cáo của TI, với việc khảo sát hơn 3.000 công ty, tập đoàn của 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên toàn thế giới về việc họ có phải hối lộ quan chức chính phủ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Sẵn sàng hối lộ để giành được hợp đồng
Báo cáo của TI lần này tập trung vào 2 quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đồng thời có số công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài tăng một cách chóng mặt trong thập niên vừa qua. Cụ thể, các nhà đầu tư của Nga thì chú trọng vào các lĩnh vực như dầu mỏ còn Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia châu Phi với tổng vốn đầu tư 120 tỷ USD, gấp 5 lần tổng FDI của Brazil và Ấn Độ.
Nga và Trung Quốc cũng là 2 quốc gia đứng đội sổ về tỷ lệ các doanh nghiệp đưa hối lộ để giành hợp đồng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài. (Điều này không đáng ngạc nhiên khi 2 quốc gia nằm ở thứ hạng cao so với 26 quốc gia còn lại trong bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng (PCI) năm 2010 của TI).
Không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng đầy đủ khung pháp lý nhằm ngăn ngừa tham nhũng. Điển hình là ngày 1/5 vừa qua, nước này đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Hình sự trong đó quy định phạt tù từ 3 - 10 năm đối với lãnh đạo công ty thực hiện hối lộ công chức trong nước và cả ở nước ngoài. Ngoài ra, bản thân công ty phải đóng một khoản tiền khá cao.
Đối với Nga, chống tham nhũng là chính sách trọng điểm trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2008 của ông Dmitry Medvedev. Tuy nhiên, tới năm 2010, Tổng thống Medvedev thừa nhận, cuộc chiến chống tham nhũng chưa hiệu quả.
Theo phát biểu của ông Ren Jianmin, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chống tham nhũng và Quản trị nhà nước thì xây dựng pháp luật chống tham nhũng là bước đi đúng hướng của các quốc gia, thể hiện những quyết tâm chính trị từ đảng cầm quyền và chính phủ mỗi nước. Tuy nhiên, còn hạn chế trong việc thực thi trên thực tế. Cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ từ chính phủ và hợp tác quốc tế. Điều này được minh chứng qua việc, so với năm 2008 thì chỉ số của Trung Quốc và Nga dường như không có sự tiến bộ nào trong việc ngăn chặn doanh nghiệp hối lộ quan chức nước ngoài. Thậm chí, nhiều quyết tâm chống tham nhũng còn mang yếu tố chính trị, chưa hiệu quả.
Theo báo cáo, Hà Lan, Thuỵ Sĩ là 2 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp từ chối việc “đi đêm” nhất trong danh sách xếp hạng với số điểm 8,8. Tiếp đó là Bỉ, với số điểm 8,7. Đức và Nhật Bản theo sát Bỉ với số điểm 8,6. Đây là những quốc gia được xem là sạch từ trong ra ngoài bởi theo các đánh giá trước của TI về độ minh bạch và giải trình thì các quốc gia này cũng ở mức cao.
BPI 2011 đã nêu tên 19 lĩnh vực, ngành nghề được xem là nhạy cảm đối với tiền nhất. Hối lộ được đưa nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng và công trình, cung ứng dịch vụ công cộng; bất động sản và pháp luật liên quan đến tài sản, dầu mỏ, khí đốt. Ngành ít bị hối lộ nhất là nông nghiệp; công nghiệp nhẹ; hàng không dân sự; công nghệ thông tin.
Điều đáng ngạc nhiên là, tài chính ngân hàng lại được đánh giá là ít bị tham nhũng. Theo nhiều nhận định, tính nhạy cảm trong ngành này khá cao nên bản thân những doanh nghiệp được hỏi đã không cung cấp đủ thông tin cho nhóm nghiên cứu.
Tuy nhiên, hối lộ ở khu vực tư nhân lại khá cao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, mình đã mất hợp đồng từ đối tác vì “không biết điều” với nhân viên quản lý thầu.
Đây cũng là nhận định của TI khi cho rằng, trong thời gian qua, các nước tập trung vào công tác chống tham nhũng trong nội tại quốc gia mình mà không quan tâm lắm đến cơ chế chống tham nhũng trong các doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp này, trong hoạt động của mình, không quan tâm công hay tư, họ sẵn sàng hối lộ để giành được hợp đồng. Chính những quan niệm đó đã góp phần làm xói mòn đạo đức kinh doanh, xa hơn là làm thay đổi trật tự xã hội.
Cần điều chỉnh hành vi tham nhũng trong khu vực tư
Ngoài giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng đồng thời mở khung hình phạt theo hướng tăng nặng đối với các tội danh tham nhũng và cải tiến cơ chế đấu thầu công của các quốc gia, báo cáo của TI cho rằng, để giảm tối đa tham nhũng trong các dự án thầu công thì cần áp dụng cơ chế hợp tác công - tư (PPP) cùng với quy trình hành chính minh bạch, tăng tính giải trình. Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp góp vốn và chấp nhận chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro đối với nhà nước và “chả ai lại xẻo thịt của mình ra để ăn cả”!
Đối với các công ty, tập đoàn phải xây dựng hiệp ước liêm chính cho mình. Đồng thời, kết hợp với các hiệp hội ngành nghề để ký chung hiệp ước liêm chính nhằm tạo ra môi trường kinh doanh sạch. Bên cạnh đó, cần có báo cáo hàng năm về quà tặng và hoạt động vận động hành lang trong qúa trình kinh doanh.
Đối với các chính phủ, TI khuyến cáo nên quan tâm hơn nữa và có khung pháp lý điều chỉnh tới hành vi tham nhũng trong khu vực tư. Bên cạnh đó, cần tham gia Công ước Chống hối lộ công chức nước ngoài của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) để thuận tiện trong việc điều tra các vụ hối lộ mang yếu tố nước ngoài.
Trong khuyến nghị của mình, TI cũng mong muốn Đức, Nhật Bản, các tiểu vương quốc Ả Rập tham gia, ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC). Đồng thời, báo cáo này cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động nhiều hơn để đưa các công ty đưa hối lộ ở nước ngoài ra pháp luật.
Thành Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T