Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 26/09/2024 - 16:24
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh như vậy Hội nghị Hợp tác đầu tư với nước ngoài trong giáo dục năm 2024, diễn ra ngày 26/9, tại Hải Phòng.
Hội nghị Hợp tác đầu tư với nước ngoài trong giáo dục năm 2024 diễn ra ngày 26/9, tại Hải Phòng được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của trên 300 đại biểu. Ảnh: LP
Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Nguyễn Thị Minh cho biết, hiện nay, có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam (cao nhất 9 năm qua). Các trường đại học Việt Nam tích cực thu hút và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho lưu học sinh nước ngoài. Việc trao đổi học sinh, sinh viên giúp thúc đẩy giao lưu văn hóa, trao đổi học thuật và góp phần tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước, hội nhập quốc tế.
Những sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với nhiều chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDĐT chính là nền móng vững chắc, thể hiện sự quan tâm của Việt Nam trong hội nhập giáo dục toàn cầu. Việt Nam chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các đối tác đến hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn nhiều điểm đến tiềm năng khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương…
Tại hội nghị, các đối tác nước ngoài và một số địa phương ở Việt Nam đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm, ý kiến đóng góp, những đề xuất, kiến nghị về cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực GDĐT.
Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, nhiều năm qua, Hải Phòng luôn chú trọng đẩy mạnh tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là lĩnh vực GDĐT.
Là một trong những địa phương dẫn đầu về số lượng thí sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế, Hải Phòng xác định mục tiêu trở thành trung tâm quốc tế về GDĐT. Từ nay đến năm 2025, Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng một phân hiệu trường đại học quốc tế tại Việt Nam, vì vậy, rất nhiều cơ chế đột phá được đưa ra nhằm thu hút, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.
Theo đại diện thành phố Đà Nẵng, địa phương này cũng đã quy hoạch và dành nhiều diện tích đất để phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. Các nhà đầu tư quốc tế đến Đà Nẵng đều được chia sẻ bản đồ quy hoạch và thăm quan thực địa, cùng nhiều chính sách hỗ trợ của địa phương để hợp tác, phối hợp đầu tư trong lĩnh vực GDĐT hiệu quả nhất.
Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam cho rằng, cần có khung chính sách hiệu quả, tạo ra môi trường mang tính kiến tạo để khuyến khích tương tác quốc tế, mang đến những trải nghiệm tích cực, để sinh viên, giáo viên, các nhà quản lý, nhà đầu tư cảm thấy phù hợp. Đồng thời, để trở thành điểm đến toàn cầu, cần rất nhiều yếu tố phải chuẩn bị như vị trí địa lý phù hợp, cách tiếp cận phù hợp, chính sách hiệu quả và đồng đều trên toàn quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, hợp tác quốc tế trong GDĐT luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với nước ngoài trong giáo dục. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như UNESCO, SEAMEO, ASEAN, ASEM, APEC….
Tính đến 30/6/2024, Việt Nam đã thu hút được 605 dự án đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4,57 tỉ USD; khoảng 430 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài được triển khai tại 65 cơ sở giáo dục đại học trong nước; có 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa GDĐT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh ba ưu tiên chiến lược trong thu hút hợp tác và đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam, đó là thu hút các trường đại học nước ngoài uy tín thành lập phân hiệu tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với các cơ sở đại học uy tín nước ngoài; tăng cường trao đổi học sinh sinh viên và thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết những ý kiến, đề xuất tại hội nghị sẽ được Bộ GDĐT tổng hợp, tiếp thu, tham khảo để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế, các điều kiện đảm bảo nhằm khuyến khích, tăng cường kết nối, hợp tác trong giáo dục, thực hiện thành công, có chất lượng, đạt mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương