Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ tư, 04/09/2024 - 08:07
(Thanh tra) - Năm học mới 2024 - 2025 đang đến rất gần. Đến thời điểm này, các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn tất các khâu chuẩn bị, tập trung mọi điều kiện tốt nhất để học sinh bước vào năm học mới…
Trường Tiểu học Hạ Long 1 (huyện Vân Đồn) được đưa vào sử dụng trong năm học mới 2024 - 2025. Ảnh: Mạnh Trường
Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT đứng thứ 25 toàn quốc, tăng 11 bậc so với năm học trước; giáo dục mũi nhọn đứng thứ 8/70 đơn vị tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; nhiều học sinh đạt các giải cao tại kỳ thi quốc tế...
Bước vào năm học mới 2024 - 2025, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh phấn đấu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 91% trở lên. Đặc biệt, là hoàn thành điều chỉnh Đề án tự chủ đến năm 2025 cho các cơ sở giáo dục để bổ sung số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý theo hướng thi tuyển hoặc điều động để bổ sung số lượng còn thiếu theo định mức…
Đây cũng là năm kết thúc kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), chuẩn bị cho các nhiệm vụ 5 năm tiếp theo và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 lớp cuối cấp; đổi mới thi, tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT cho lớp 12 phù hợp với chương trình mới…
Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, ngay từ sớm, toàn ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, kinh phí, trang thiết bị, đảm bảo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường tập huấn chương trình sách giáo khoa mới cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhất là các lớp 5, lớp 9, lớp 12 năm học 2024 - 2025.
Cùng với đó, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 3 năm 2025; phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát nhu cầu về cơ sở vật chất, ưu tiên các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; tiếp tục triển khai Đề án "Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất ngành Giáo dục tỉnh giai đoạn 2022 - 2025".
Tập trung nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 90,6% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, cao hơn toàn quốc 1,6%; 90,5% số trường đạt chuẩn quốc gia…
Để chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, đến thời điểm này, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chỉ đạo rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học, đảm bảo sử dụng hiệu quả, phát huy công năng các hạng mục đã được đầu tư, trang bị…
Đặc biệt, toàn ngành đã sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo cho công tác dạy học, chủ động khắc phục việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện tốt chủ trương “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu địa phương các cấp học, nhất là sách giáo khoa, tài liệu địa phương cho học sinh khối 5, 9, 12 đúng bộ sách đã được UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT phê duyệt theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa, tài liệu học tập khi bắt đầu năm học mới.
Trước thềm năm học mới, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cũng đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương vận động trẻ em mầm non, học sinh ra lớp và huy động mọi nguồn lực chuẩn bị cho năm học, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền học tập của học sinh, không để học sinh không được đi học do điều kiện kinh tế khó khăn.
Cùng với đó, chú trọng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện các quy chế, nội quy của trường học; trong đó, có các quy chế, nội quy ứng xử văn hóa trong trường học đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên; thực hiện việc công khai, minh bạch và quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi trong trường học theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật…
Đúng 8h ngày 5/9, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ đồng loạt tổ chức khai giảng. Lễ khai giảng được yêu cầu đảm bảo trang trọng, ngắn gọn, ý nghĩa, phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng địa phương, đơn vị; tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hướng đến học sinh và thực sự là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh Quảng Ninh đầu tư cho giáo dục 1.433.395 triệu đồng. Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT đầu tư xây mới, bổ sung các phòng học, phòng chức năng cho 4 trường, kinh phí 685.670 triệu đồng từ nguồn chi đầu tư phát triển ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.
Các đơn vị thuộc UBND cấp huyện đầu tư xây mới, bổ sung các phòng học, phòng chức năng cho 30 trường, kinh phí 552.225 triệu đồng từ nguồn chi đầu tư phát triển ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.
Riêng năm học 2023 - 2024, các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT bảo dưỡng, sửa chữa 6 công trình, kinh phí 9.272 triệu đồng từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh; các đơn vị thuộc UBND cấp huyện bảo dưỡng, sửa chữa 206 công trình, kinh phí 201.719 triệu đồng từ nguồn chi thường xuyên.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý