Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/06/2013 - 15:13
(Thanh tra)- Tại Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học toàn quốc lần thứ III của Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, mới đây cũng có nhiều ý kiến bàn luận về chủ đề “giải thiêng”.
GS Phong Lê
>>Kỳ I: Nổi loạn là điều kiện để sáng tạo?
>>Kỳ II: Mượn văn chương làm chính trị
Có thể nói, Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học Tam Đảo lần thứ III là một hội nghị rất thành công, đại biểu đến dự rất đông đủ khắp cả Bắc Trung Nam. Rất nhiều thế hệ, từ những người ngoài 80 tuổi như GS Nguyễn Văn Nam, GS Nguyễn Đức Mạnh, GS Phùng Văn Tửu, GS Phong Lê, GS Phương Lựu, GS Đặng Anh Đào… đến lớp trẻ trên dưới 30 như Phan Tuấn Anh, Trần Thiện Khanh, Đoàn Ánh Dương… đều có mặt.
Không khí buổi sáng và đầu buổi chiều hôm khai mạc hơi trầm lắng, vì chủ yếu là đọc tham luận. Các tham luận đưa ra rất nhiều vấn đề nhưng nói theo cách của nhà văn Nguyễn Văn Dân - Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch, thì “Chu Giang đã cho nổ một quả bom tấn chứ không phải bom tạ khi ông tung ra (chỉ trong vòng 3 phút) vấn đề “giải thiêng” Hồ Chí Minh và kích động phản loạn của luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên).
Sau phát biểu của Chu Giang, hội nghị sôi động hẳn lên. Mọi người xúm lại xin tài liệu và địa chỉ liên lạc của Chu Giang. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên phản biện: “Vì nhóm Mở Miệng không được nói ở chỗ chính thức, nên người ta phải tìm đến tiếng nói ở bên lề”.
Nhà thơ Phạm Đức nói: “Luận văn của Đỗ Thị Thoan là vấn đề nhỏ, lẽ ra không nên đưa ra hội nghị nhưng giải quyết hậu quả của nó lại là chuyện cực lớn”.
GS Nguyễn Văn Long và GS Trần Mạnh Tiến (đều ở Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thanh minh rằng: “Luận văn của Đỗ Thị Thoan là của Tổ Văn học Việt Nam, chứ không phải là của cả Khoa Ngữ văn”.
GS Phùng Văn Tửu bắt tay diễn giả và nói: Phát biểu của anh rất hay.
GS Đặng Anh Đào đã đến trò chuyện chia sẻ với Chu Giang rất nhiều cho địa chỉ và hẹn gặp lại.
PGS. TS Phan Trọng Thưởng, Thường trực Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, qua điện đàm với Chu Giang hôm 6/6/2013 đánh giá: “Đây là một luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động”.
GS Phong Lê ủng hộ nhà phê bình Chu Giang bằng phát biểu rất ngay thẳng và hùng hồn: Ở Việt Nam, các danh nhân Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là những giá trị thiêng liêng bất khả xâm phạm, không thể “giải thiêng”.
Kết luận hội nghị, nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chủ tọa hội nghị đã dẫn lời của Mác “đạo đức là một tất yếu lịch sử” để đi tới khẳng định: “Những cái phi đạo đức, phản đạo đức dứt khoát sẽ bị lên án và đào thải”.
Nhà phê bình Chu Giang cho biết: “Sau phát biểu của GS Phong Lê, và đặc biệt là sau tổng kết hội nghị của nhà văn Hữu Thỉnh, tôi rất phấn chấn và tin tưởng. Nếu chúng ta đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất cùng bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện theo những lời dạy của Hồ Chí Minh, thì đoàn kết được cả dân tộc, đoàn kết được cả giới văn nghệ. Vì tư tưởng của Hồ Chí Minh là đoàn kết hết sức rộng rãi, chỉ có một mục đích duy nhất là ích nước lợi dân”.
Minh Tâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình